(HBĐT) - Hoà Bình là tỉnh miền núi, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 75%, với 6 dân tộc chính cùng sinh sống. Trong những năm qua, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng về công tác dân tộc, tỉnh đã quan tâm, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng (ĐT, BD), chuẩn hoá đội ngũ cán bộ người DTTS. Qua đó nâng cao năng lực, phẩm chất, trình độ cán bộ, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS ngày càng phát triển.


Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ, cấp ủy, chính quyền xã Vân Sơn (Tân Lạc) tạo điều kiện cho cán bộ tham gia bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện nay, 100% cán bộ xã đạt chuẩn theo quy định.  Ảnh: Bộ phận một cửa xã Vân Sơn tạo điều kiện cho người dân đến giao dịch.

Dù mới bước sang tuổi 25 nhưng anh Đinh Văn Doanh, người dân tộc Mường, xóm Bương Bái, xã Vân Sơn (Tân Lạc) đã được Nhân dân tín nhiệm bầu giữ chức Trưởng xóm Bương Bái. Không chỉ là "cánh tay nối dài' của cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, anh Doanh còn là điển hình trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình.

Trao đổi với anh Doanh được biết, có được sự tín nhiệm đó là   nhờ chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác ĐT, BD cán bộ. Đặc biệt là các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ vùng DTTS ở cơ sở. Anh Doanh chia sẻ: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tôi đã tích cực tham gia các hoạt động, phong trào tại thôn, xóm. Từ phong trào của Đoàn thanh niên, tôi được tham gia các lớp ĐT, BD về công tác dân vận, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở do huyện tổ chức. Qua các lớp đào tạo, tôi thấy rất bổ ích vì được nghiên cứu, học tập nhiều chuyên đề hay, phục vụ trực tiếp cho công việc của mình tại thôn, xóm. Từ lý luận áp dụng vào thực tiễn đã giúp tôi triển khai công việc một cách khoa học, hiệu quả hơn. 

Là địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống, xác định cán bộ là gốc của mọi công việc, cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc đã dành nhiều nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN để ĐT, BD, nâng cao năng lực cho cán bộ vùng dân tộc. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng phòng Dân tộc huyện Tân Lạc cho biết: Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) người DTTS chiếm trên 45% tổng số CB, CC, VC toàn huyện. Thực hiện hướng dẫn của Tỉnh uỷ về đề án ĐT, BD cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người DTTS, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thực hiện nghiêm việc đánh giá chất lượng cán bộ, xây dựng kế hoạch ĐT, BD theo chuẩn chức danh nghề nghiệp, đảm bảo chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức từ cấp huyện đến cơ sở. Trong đó, ưu tiên cán bộ vùng DTTS, cán bộ thuộc địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa. 

Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS, bảo đảm tỷ lệ CB, CC, VC người DTTS phù hợp với tỷ lệ dân số là người DTTS ở từng địa bàn, cơ quan là mục tiêu, nhiệm vụ đã được đề ra tại Nghị quyết lãnh đạo phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 của BCH Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Thực hiện nghị quyết, UBND tỉnh xây dựng các chương trình, kế hoạch nhằm ĐT, BD cán bộ vùng đồng bào DTTS. Trong đó, xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên vùng DTTS&MN. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có 14.986 CB, CC, VC, chiếm trên 51% là người DTTS. Cán bộ DTTS có trình độ trên đại học chiếm 1,5%; đại học chiếm trên 87%; cao đẳng chiếm trên 5,4%. Hàng năm có khoảng 1.500 cán bộ được bồi dưỡng cập nhật kiến thức. UBND tỉnh đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN với tổng nguồn vốn cho đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hơn 69 tỷ đồng. Theo Phòng Chính sách, Ban Dân tộc tỉnh, từ nguồn vốn chương trình, Ban Dân tộc phối hợp các sở, ngành, địa phương hỗ trợ mở các lớp ĐT, BD về chuyên môn, nghiệp vụ và đào tạo nghề cho lao động vùng DTTS và miền núi, góp phần giải quyết việc làm, ổn định sinh kế cho người dân vùng đồng bào dân tộc. 

Song song với mở các lớp ĐT, BD, nâng cao chất lượng cán bộ người DTTS, tỉnh chú trọng bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác dân tộc và cán bộ cấp cơ sở ở vùng đông đồng bào DTTS. Năm 2022, với nguồn kinh phí gần 1 tỷ đồng, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp các sở, ngành mở nhiều lớp ĐT, BD nâng cao năng lực cho cán bộ vùng đồng bào DTTS, trong đó ưu tiên cho cán bộ cấp cơ sở. Cụ thể, Ban Dân tộc tỉnh đã mở 9 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc, 8 lớp tuyên truyền phòng, chống ma tuý trong đồng bào DTTS, 2 lớp bồi dưỡng chữ dân tộc Mường. Ngoài các lớp bồi dưỡng kiến thức trực tiếp, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp triển khai thực hiện tốt chính sách cấp báo, tạp chí cho cán bộ vùng DTTS và miền núi nhằm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật đến với cán bộ, Nhân dân vùng đồng bào DTTS, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. 


 Đinh Hòa


Các tin khác


Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục