(HBĐT) - Những năm qua, cho vay vốn giải quyết việc làm (GQVL) là một trong những chương trình tín dụng mà chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã và đang triển khai hiệu quả. Đây là kênh vốn quan trọng để người dân phát triển kinh tế - xã hội, khôi phục sản xuất sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.



 
Từ đầu năm đến nay, trong tỉnh đã có hàng nghìn lao động được tạo việc làm nhờ vay vốn chương trình giải quyết việc làm của NHCSXH. (Ảnh chụp tại xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc). 

 
Cho vay GQVL là chương trình nhằm tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao KHKT trong nông nghiệp, nông thôn. Những năm qua, đây là một trong những chương trình tín dụng mà người dân có nhu cầu vay vốn lớn. Đặc biệt, sau 2 năm (2020 - 2021) ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 khiến nhiều người mất việc làm thì nguồn vốn này càng được NHCSXH chú trọng triển khai cho vay đến người dân. Theo chi nhánh NHCSXH tỉnh, từ đầu năm đến, cho vay GQVL là một trong hai chương trình tín dụng có doanh số cho vay cao nhất, với gần 137 tỷ đồng. Đến hết tháng 6/2023, tổng dư nợ của chương trình tín dụng này đạt trên 520,7 tỷ đồng, cao thứ 5 trong số các chương trình tín dụng mà chi nhánh NHCSXH tỉnh đang quản lý, với trên 12,7 nghìn khách hàng còn dư nợ. Thông qua vốn vay GQVL đã giúp hàng nghìn hộ dân có vốn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Mấy năm trước, gia đình anh Ninh Văn Chính, tiểu khu Mu, thị trấn Đà Bắc quyết định đầu tư làm nghề cơ khí. Tuy nhiên, do thiếu vốn nên anh Chính chỉ làm với quy mô nhỏ, chưa thể mở rộng quy mô xưởng. Cách đây 3 năm, anh Chính được NHCSXH huyện Đà Bắc cho vay vốn 100 triệu đồng từ chương trình cho vay GQVL. Số tiền này anh đã sử dụng để mở xưởng cơ khí ngay tại gia đình. Cùng với đó, anh Chính đầu tư thêm máy móc, nhập nguyên liệu để sản xuất. Đến nay, xưởng của gia đình anh phát triển tốt và tạo việc làm cho 5 lao động ở địa phương với mức thu nhập ổn định.

Anh Ninh Văn Chính chia sẻ: Được sự hỗ trợ tận tình của NHCSXH huyện Đà Bắc, gia đình tôi đã nhanh chóng được tiếp cận vốn vay ưu đãi với lãi suất phù hợp. Trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, vốn vay này đã giúp xưởng duy trì sản xuất, người lao động không bị gián đoạn công việc và có thu nhập ổn định.

Những năm qua, thu nhập chính của gia đình ông Bùi Văn Tường, tổ 4, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) đến từ chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, giá lợn liên tục biến động theo hướng giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng đã khiến gia đình ông Tường gặp không ít khó khăn. Trong thời điểm khó khăn, gia đình ông đã được vay 40 triệu đồng vốn GQVL của NHCSXH để tiếp tục chăn nuôi lợn, gà, kết hợp nấu rượu. Ông Tường chia sẻ: Nguồn vốn vay GQVL của NHCSXH rất thiết thực. Nhờ đó mà kinh tế của gia đình tôi đã bớt khó khăn, chăn nuôi phát triển tốt hơn trước. Chúng tôi mong muốn tiếp tục được NHCSXH tạo điều kiện cho vay vốn với mức cao hơn, thời hạn vay dài hơn để đầu tư phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao hơn.

Theo đánh giá của chi nhánh NHCSXH tỉnh, các hộ vay vốn GQVL đã và đang sử dụng vốn vay khá hiệu quả. Qua rà soát cho thấy, đây là chương trình có nhu cầu vay vốn lớn. Từ đầu năm đến nay, toàn chi nhánh NHCSXH tỉnh đã giải ngân kịp thời vốn vay GQVL đến các đối tượng thụ hưởng. Thông qua chương trình tín dụng này, trong 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã có trên 3,3 nghìn lao động được tạo việc làm. Đây là chương trình có vai trò quan trọng giúp người dân phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế sau những tác động của dịch bệnh Covid-19.  



Viết Đào

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục