(HBĐT) - Ngày 18/9, Sở Kế hoạch và đầu tư ban hành Quyết định số 99/QĐ-SKHĐT về việc ngừng hoạt động toàn bộ dự án Nhà máy mía đường Hòa Bình tại xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 4, Luật Đầu tư năm 2020.



Triển khai dự án không đúng theo giấy chứng nhận đầu tư, toàn bộ dự án Nhà máy mía đường Hòa Bình bị ngừng hoạt động.

Nhà máy mía đường do Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình đầu tư sau quá trình hoạt động tại phường Hữu Nghị, thành phố Hòa Bình được di dời đến xã Tân Mỹ (Lạc Sơn). Dự án được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 25121000487, ngày 8/6/2015; Sở Kế hoạch và đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 5400102862, ngày 5/8/2005 (lần đầu), đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 30/10/2018.

Theo Quyết định số 99, toàn bộ dự án sẽ ngừng hoạt động trong thời gian 3 tháng kể từ ngày ký quyết định. 

Nguyên nhân dẫn đến việc ngừng toàn bộ dự án do trong quá trình hoạt động, Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế với ngân sách Nhà nước. Thêm nữa, tại cuộc kiểm tra tình hình triển khai dự án ngày 12/9/2023, nhà máy sản xuất đường của công ty tại xã Tân Mỹ đang trong tình trạng đóng cửa, không hoạt động, cơ sở hạ tầng xuống cấp. Theo phản ánh từ cấp ủy, chính quyền địa phương, trong quá trình hoạt động, công ty còn nợ tiền thu mua mía nguyên liệu của người dân khoảng 1,2 tỷ đồng. Từ năm 2018 đến nay, nhà máy sản xuất mía đường của công ty không còn người làm việc.

Như vậy, Công ty cổ phần mía đường Hòa Bình triển khai dự án không đúng theo giấy chứng nhận đầu tư của UBND tỉnh cấp với quy mô sản xuất từ 1.300 - 1.500 tấn mía cây/ngày, sản xuất phân vi sinh từ 3.000 - 5.000 tấn/năm.

M.H

Các tin khác


Thiếu vốn, bất động sản tiếp tục bị ''trói''

Nguồn vốn vẫn là một trong những khó khăn của doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Theo khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), có hơn 70% doanh nghiệp bất động sản phản ánh các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn chưa thực sự phát huy tác dụng tới hoạt động của doanh nghiệp. Cả 3 dòng tiền chính của doanh nghiệp bất động sản là từ khách hàng, phát hành trái phiếu và vốn tín dụng ngân hàng đều đang vướng.

Nắm bắt tình hình các cơ sở sản xuất - kinh doanh có sản phẩm xuất khẩu

Nhằm đánh giá, thúc đẩy xuất khẩu các loại nông sản chủ lực của tỉnh thông qua công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngày 1/12, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh tổ chức đoàn công tác làm việc với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản phẩm xuất khẩu năm 2023.

Tập trung hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp

Nâng cao chất lượng hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) được Ban Quản lý các KCN tỉnh xác định là một trong những giải pháp quan trọng, là cơ sở thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Trên địa bàn tỉnh đã có 8 KCN với tổng diện tích quy hoạch trên 1.507 ha; trong đó 2 KCN đã được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật; một số KCN có tỷ lệ lấp đầy khá, như: KCN Lương Sơn đạt 100%; KCN Bờ trái sông Đà 91,53%; KCN Nam Lương Sơn 60,08%...

Người dân xã Cao Sơn phấn khởi vì dong riềng được giá

Những ngày này, người dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) hối hả thu hoạch dong riềng. Giá dong riềng được tư thương thu mua với giá 17 nghìn đồng/10 kg, cao gần gấp đôi so với vụ năm ngoái.

Tháng 11, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt trên 1.083,7 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong tháng 11/2023 ước thực hiện 1.083.752 triệu đồng, so với tháng 10 tăng 30.712 triệu đồng (tăng 2,92%), so với cùng kỳ năm trước giảm 2,33%.

Công bố Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 30/11, tỉnh Bắc Kạn long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho tỉnh Bắc Kạn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục