Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần thúc đẩy nông dân tích cực lao động, tăng gia sản xuất, tạo ra những sản phẩm cho năng suất cao, chất lượng tốt. Hưởng ứng chương trình, nông dân xã Phú Cường (Tân Lạc) đã, đang đẩy mạnh xây dựng, phát triển thương hiệu khoai lang bản địa, hình thành vùng sản xuất tập trung, từ đó giúp nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế.
Hộ ông Sáng Thọ, xóm Vó, xã Phú Cường (Tân Lạc) thu hoạch khoai lang bán cho tư thương.
Với diện tích đất nhàn rỗi, bỏ hoang, là loại đất cát pha thích hợp trồng khoai nên người dân xã Phú Cường đã tận dụng để canh tác, phát triển sản xuất với mục tiêu hướng tới hình thành vùng sản xuất tập trung về khoai lang.
Xóm Vó có 140 hộ với hơn 700 nhân khẩu, hầu như các hộ đều có diện tích trồng khoai lang. Hộ ông Sáng Thọ là một trong những hộ tiêu biểu của xóm, hiện có hơn 3.000m2 trồng khoai lang, gồm 2 loại là khoai lang mật và khoai lang tăng sản địa phương. Một năm cho thu hoạch 3 vụ, mỗi vụ cách nhau khoảng 3 tháng. Ông Thọ chia sẻ: "Năm nay khoai lang được mùa vì không bị sâu bệnh nhiều. Khoai lang Phú Cường là giống truyền thống của địa phương, vị thơm ngọt đặc trưng. Ngoài sản phẩm thô, khoai lang còn có thể sấy khô, làm bánh, chè, mứt và nhiều loại sản phẩm khác. Trồng khoai tương đối nhàn, chỉ cần chú ý chăm sóc phù hợp cho cây là có thể cho thu hoạch khoảng 3 - 5 tấn khoai/ha”.
Hộ anh Bùi Văn Thành cũng có diện tích trồng khoai lang tương đối lớn ở xóm Vó. Với tổng diện tích hơn 4.000m2, sản phẩm được tư thương từ khắp nơi về thu mua. Anh Thành chia sẻ: "Giá bán khoai lang tương đối ổn định so với các loại nông sản khác. Tuy nhiên, hiện nguồn vốn còn eo hẹp, chưa có khả năng đầu tư phát triển sản xuất, chế biến đa dạng sản phẩm mà chỉ có sản phẩm thô nên giá bán còn thấp. Với khoai lang tăng sản giá từ 12 - 13 nghìn đồng/kg, khoai lang mật giá thấp hơn, từ 7 - 8 nghìn đồng/kg. Năm nay khoai được mùa, từ đầu năm đến nay vườn khoai lang đem lại cho gia đình nguồn thu hơn 90 triệu đồng”.
Được biết, khoai lang của xã Phú Cường đã đăng ký sản phẩm OCOP, hiện đang trong quá trình chờ xét duyệt. Với mục tiêu nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP, tạo điều kiện thuận lợi tiêu thụ sản phẩm, hình thành chuỗi liên kết giúp tăng năng suất, thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế cho nhân dân, xã đã, đang tích cực triển khai hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã trồng khoai lang, từ đó có thể tạo dựng thương hiệu, hỗ trợ các hộ về quy trình sản xuất, phòng ngừa sâu bệnh, ứng dụng thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm.
Đồng chí Bùi Đức Phương, Chủ tịch UBND xã Phú Cường cho biết: Khoai lang là sản phẩm nông nghiệp quan trọng của địa phương, được nhiều tư thương từ các nơi trong và ngoài tỉnh đến thu mua. Thời gian tới, xã tập trung quy hoạch vùng nhằm từng bước sản xuất theo tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới đưa khoai lang chế biến thành sản phẩm OCOP chất lượng cao. Từ đó không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà còn có thể xuất khẩu. Chú trọng phát triển theo hướng liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, hình thành mô hình sản xuất từ cánh đồng nguyên liệu đến sản phẩm OCOP, xây dựng thương hiệu sản phẩm khoai lang Phú Cường.
Hoàng Dương
Hòa Bình là 1 trong 5 tỉnh có tiềm năng cao nhất cả nước về nuôi trồng thủy sản hồ chứa. Thực tế, nghề nuôi cá lồng đã phát triển hàng chục năm qua, tập trung nhiều nhất trên hồ thủy điện Hòa Bình đã giúp hàng nghìn hộ dân cải thiện sinh kế, thu nhập. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn để phát triển thuỷ sản hồ chứa tương xứng tiềm năng, thế mạnh.
Dân số trên địa bàn huyện Tân Lạc hiện có gần 90 nghìn người với nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, dân tộc Mường chiếm 85%, dân tộc Kinh chiếm 14,5%, còn lại là các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Dao... Những năm qua, huyện luôn quan tâm nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), qua đó làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn và đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Phòng Dân tộc huyện Lạc Thủy đã tham mưu UBND huyện phê duyệt danh mục dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trên địa bàn các xã: Thống Nhất, Hưng Thi, Phú Thành, thị trấn Ba Hàng Đồi.
Xóm Kho Khí, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) là nơi anh Bùi Văn Dưng sinh ra, lớn lên cho đến lúc trưởng thành. Mặc dù mắc bệnh nhưng anh vẫn cố gắng làm việc, vượt lên hoàn cảnh để từng bước ổn định kinh tế, cùng vợ chăm lo cho mẹ già, con nhỏ. Qua điều tra, rà soát (tháng 10/2023), gia đình anh Dưng đạt được các tiêu chí thoát khỏi hộ cận nghèo. Kết quả này nhờ nỗ lực của gia đình trong phát triển sản xuất, kinh doanh. Thay vì nguồn thu nhập chính từ trồng rau, chăn nuôi như trước đây, anh Dưng tận dụng lợi thế nhà bám trục đường trung tâm xã mở thêm cửa hàng tạp hóa, tiếp tục duy trì đàn lợn nái và thương phẩm.
Thực hiện Quyết định 1416/QĐ-EVN của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ban hành ngày 8/11/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó, từ ngày 9/11/2023, giá bán lẻ điện bình quân là 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% năm nay, ước tính cần hơn 800.000 tỷ đồng để khơi thông cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là gói tín dụng 15.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.