Trên địa bàn huyện Tân Lạc hiện có 19 tổ hợp tác và 32 HTX đang hoạt động hiệu quả.
Trong đó có 12 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi đang thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững. Một số HTX nông nghiệp đã tranh thủ các điều kiện để phát triển, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đầu tư mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ cho kinh tế hộ thành viên.
Từ việc tập trung phát triển kinh tế tập thể, các HTX, tổ hợp tác trên địa bàn huyện từng bước phát huy vai trò tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho thành viên, giúp các thành viên ứng dụng tiến bộ KHKT, nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế địa phương. Đến nay, toàn huyện có 9 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao cấp tỉnh. Trong đó, có 6 sản phẩm thuộc lĩnh vực trồng trọt, 1 sản phẩm lĩnh vực thủy sản, 2 sản phẩm thuộc lĩnh vực du lịch cộng đồng. Các sản phẩm chủ lực như: Rau an toàn, bưởi đỏ Tân Lạc, lợn đen bản địa, mía tím… của các HTX có chất lượng cao và đồng đều, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện tại, các sản phẩm đang được tiêu thụ tại thị trường Hà Nội và một số tỉnh, thành lân cận, được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao.
P.V
Ngày 15/11, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2052/UBND-NVK gửi các sở, ngành chức năng và UBND huyện Mai Châu chỉ đạo việc tiếp tục triển khai thực hiện Đề án số 09-ĐA/TU, ngày 28/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cùng với kênh phân phối truyền thống, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đang từng bước trở thành kênh phân phối mới, hiệu quả trong tiêu thụ nông sản (TTNS). Nắm bắt thời cơ đó, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phối hợp, triển khai nhiều hoạt động, giải pháp nhằm hỗ trợ nông dân tiếp cận tiến bộ KHKT, áp dụng vào thực tiễn; đặc biệt là công tác tuyên truyền, tập huấn cho hội viên, nông dân kỹ năng bán hàng trên sàn TMĐT. Qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo thu nhập cho nông dân.
Diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế đã ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của nhiều địa phương. Tuy nhiên, với những giải pháp kịp thời, phù hợp, thu ngân sách của huyện Yên Thủy đã có những tín hiệu khả quan.
Kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng bền vững, góp phần thực hiện các cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Một khảo sát nhanh do Trung tâm WTO và Hội nhập, thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện mới đây cho thấy, 88-93% số người được hỏi chưa từng biết đến hoặc chỉ nghe nói sơ qua tới Thỏa thuận Xanh (EGD) của Liên minh châu Âu (EU) liên quan tới xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt, tỷ lệ các doanh nhân, cán bộ nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp biết rõ về Thỏa thuận Xanh EU chỉ ở mức 4%.
Ngày 16/11, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra, đôn đốc triển khai các CTMTQG tại huyện Đà Bắc. Tham gia đoàn có lãnh đạo Ban Dân tộc, Sở LĐ-TB&XH, Sở KH&ĐT...