Với mục tiêu tăng 10% giá trị xuất khẩu nông sản so với năm 2022, ngành NN&PTNT tỉnh Hòa Bình đang nỗ lực cùng các ngành, đơn vị, các doanh nghiệp, HTX và hộ sản xuất nông sản trên địa bàn đẩy mạnh sản xuất, đa dạng hóa thị trường, tạo sức bật đối với những mặt hàng thế mạnh để bứt phá ở những tháng cuối năm.


Công nhân Công ty CP Kim Bôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) sơ chế, đóng gói sản phẩm măng tươi.

Công ty cổ phần Kim Bôi, khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) chủ yếu cung cấp các sản phẩm sơ chế, chế biến từ cây măng và một số sản phẩm sơ chế, chế biến như phở, sung muối, dưa cải muối. Từ đầu năm đến nay, công ty đã xuất khẩu trên 430 tấn sản phẩm măng tươi, măng chế biến, phở khô, sung muối, dưa cải muối..., tương đương với doanh thu khoảng 20.119 triệu đồng, chủ yếu xuất khẩu sang các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, EU... Ông Ngô Hoàng Long, Giám đốc phụ trách, điều hành sản xuất Công ty CP Kim Bôi cho biết: Năm nay, công ty đưa ra thị trường sản phẩm mới là măng củ thái chữ nhật đóng lon. Sản phẩm sản xuất theo quy trình khép kín, trước khi xuất khẩu được sơ chế, chế biến, luộc chín, diệt khuẩn và đóng lon, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Sau khi xuất khẩu, sản phẩm nhận được những phản hồi tích cực từ phía đối tác. Vì vậy, công ty đang tập trung thực hiện theo kế hoạch sản xuất, kinh doanh để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến, đáp ứng đủ số lượng sản phẩm cung cấp cho các đối tác cũng như thị trường tiêu thụ.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu tăng giá trị xuất khẩu nông sản, tỉnh đã ban hành các văn bản về cơ chế, chính sách hỗ trợ người sản xuất, doanh nghiệp, HTX thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Cùng với đó, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch số 237/KH-SNN, ngày 13/4/2023 về thúc đẩy xuất khẩu nông sản năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu quan trọng được đặt ra là kịp thời lồng ghép các nội dung để tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, phấn đấu tỷ lệ sản lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực tăng 10% so với năm 2022.
Những tháng qua, các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao đã đưa ra các giải pháp để tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong đó tập trung vào sản xuất an toàn, hình thành vùng sản xuất hàng hóa; hỗ trợ chứng nhận áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; đẩy mạnh cấp, giám sát mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói và cấp chứng chỉ FSC; kết nối giữa doanh nghiệp sơ chế, chế biến với các vùng sản xuất tập trung; quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông, lâm sản ở trong và ngoài nước.

Từ đầu năm đến nay, ngành nông nghiệp tiếp tục đồng hành cùng các đơn vị, hộ sản xuất tăng cường quảng bá sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm tại địa chỉ: https://hb.check.net.vn. Trong đó, đã có 77 doanh nghiệp, HTX với 360 sản phẩm tham gia. Nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông sản, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã giới thiệu, kết nối cho 29 lượt doanh nghiệp, HTX tham gia các chương trình xúc tiến thương mại nông sản; kết nối 23 doanh nghiệp, HTX tham gia Chương trinh Festival nông sản Hà Nội lần 2 năm 2023; hỗ trợ trên 141.000 tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho các doanh nghiệp, HTX trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Bên cạnh đó, trong năm, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ 40 cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được chứng nhận quy trình VietGAP, tiêu chuẩn GlobalGAP, hữu cơ và ISO. Đến nay, trong tỉnh đã có 1 Chỉ dẫn địa lý được xây dựng, 27 nhãn hiệu chứng nhận và 19 nhãn hiệu tập thể được bảo hộ cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh.  

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh cho biết: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xuất khẩu được trên 19,9 nghìn tấn sản phẩm sang thị trường các nước: Trung Quốc, EU, Newzealand, Nhật Bản, Hàn Quốc... với các loại nông sản như: mía, chuối, nhãn, bưởi đỏ, cam, bưởi diễn, sả... Công tác giám sát an toàn thực phẩm cũng như thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông, lâm, thủy sản tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh được tăng cường. Các doanh nghiệp đã từng bước khắc phục và điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, đa dạng hóa hình thức tiếp cận và mở rộng thị trường. Dự kiến từ nay đến hết năm 2023, đối với các mặt hàng nông sản, toàn tỉnh sẽ xuất khẩu gián tiếp khoảng 76 tấn bưởi ăn tươi của 7 HTX, tổ hợp tác tại các huyện: Lương Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước EU, Anh quốc, Hoa Kỳ.


Thu Hằng

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục