Với khát vọng khởi nghiệp, ông Bùi Văn Nhân, xóm Chiềng Đồi, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) đã từ bỏ việc làm ruộng để thực hiện ý tưởng xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn.


Ông Bùi Văn Nhân, xóm Chiềng Đồi, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) với mô hình nuôi ếch thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhận thấy ếch thương phẩm dễ nuôi, mang lại giá trị kinh tế cao, không tốn nhiều sức lao động, thị trường đầu ra ổn định, năm 2018, ông vận động gia đình chuyển đổi 12m2 đất ruộng để xây dựng khu nuôi ếch giống. Ông Nhân chia sẻ: "Ban đầu cái gì cũng khó khăn, qua một người bạn giới thiệu, tôi đã đến Ba Vì - Hà Nội để học hỏi kinh nghiệm và mua 3.000 con ếch giống, thức ăn với số vốn khoảng 20 triệu đồng”. Vừa làm vừa học hỏi, sau khi tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, tôi đã vay thêm 50 triệu đồng tiếp tục mở rộng đầu tư trên diện tích gần 200m2 đất ruộng của gia đình và tăng số lượng ếch lên 10.700 con giống”.

Để có nguồn giống tốt, ông Nhân thường chọn ếch bố mẹ ở những lứa đầu tiên trong năm và có kích thước vừa, không chọn những con quá to vì những con đó lên trứng chậm hoặc đẻ rất kém; không chọn những con ếch quá gầy vì thiếu chất dinh dưỡng cho trứng, nòng nọc sinh ra sẽ rất yếu, trọng lượng khoảng 4 - 5 lạng là phù hợp. Trung bình mỗi năm, ếch đẻ 3 lần, mỗi lần từ 200 – 300 con, từ khi nở nuôi hơn 1 tháng đạt 100 con/kg có thể tách bể để nuôi ếch thương phẩm, sau đó nuôi thêm khoảng 2 tháng, ếch đạt trọng lượng từ 3-5 con/kg có thể xuất bán. Theo ông Nhân, sở dĩ ông chọn nuôi ếch trong bể bê tông mà không nuôi dưới ao là để tận dụng diện tích đất trống, dễ vệ sinh và xử lý nguồn nước, tỷ lệ hao hụt ít hơn, mô hình nuôi ếch khép kín này vừa giúp ông tăng thu nhập, vừa chủ động được nguồn ếch giống tại chỗ. 

Sau 5 năm thực hiện mô hình, mỗi năm ông Nhân xuất ra  thị trường khoảng 2 tấn ếch thịt, sau khi trừ chi phí thu lãi hơn 50 triệu đồng/lứa, giá bán ếch thương phẩm từ 55.000 - 60.000 đồng/kg. Với ông, mục tiêu quan trọng nhất là việc nuôi và sản xuất "ếch sạch” đến người tiêu dùng. Do đó, những con ếch thương phẩm được ông nuôi theo chuỗi khép kín, tiêu chuẩn sạch, trong quá trình nuôi tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh. Nếu ếch bị bệnh, chỉ xử lý nguồn nước, bổ sung vitamin, men tiêu hóa… nhằm đảm bảo ếch thịt sạch hoàn toàn. Từ kinh nghiệm sẵn có, ông Nhân luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho bà con đến mua ếch giống và là cầu nối bao tiêu sản phẩm. 

Ngoài nuôi ếch thương phẩm, gia đình ông Nhân mạnh dạn chuyển đổi 300m2 đất ruộng sang trồng bí thương phẩm. Thu nhập của gia đình từ mô hình trồng bí xanh đạt trên 40 triệu đồng/năm, giá bán trung bình khoảng 9.000 - 15.000 đồng/kg. Đồng chí Đinh Thị Thắm, cán bộ địa chính xã Lỗ Sơn cho biết: "Mô hình nuôi ếch thương phẩm của gia đình ông Bùi Văn Nhân là một trong số những mô hình tiêu biểu của xã trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây, con trên cùng một diện tích đất canh tác, có thể thấy đây là mô hình đem lại giá trị kinh tế cao. UBND    xã Lỗ Sơn sẽ nhân rộng những  mô hình hay để nâng cao hiệu    quả kinh tế, góp phần nâng  cao   thu nhập, phát triển KT-XH địa phương”.

Mô hình nuôi ếch thương phẩm và trồng rau màu của gia đình ông Bùi Văn Nhân đã mang lại hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường. Mô hình đã khai thác tốt tiềm năng sẵn có của địa phương, mở ra hướng phát triển mang lại thu nhập cao cho người nông dân.


 Quyên Anh (Trung tâm VH-TT&TT huyện Tân Lạc)

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục