Từ tích cực thi đua thực hiện các phong trào lớn, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã dẫn dắt, đồng hành để hội viên nông dân (HVND) các địa phương nỗ lực sản xuất, kinh doanh (SXKD). Màu xanh no ấm dần phủ lên những cánh đồng, để những vùng quê "thay áo” với diện mạo nông thôn mới. Đằng sau sự đổi thay ấy có một "cánh tay nối dài" âm thầm, bền bỉ, đưa nguồn vốn len lỏi tới từng ngõ ngách, thắp lên ngọn lửa SXKD cho nông dân. Người bạn của nhà nông - đó là cách gọi thân thuộc của nhiều HVND khi nói tới nguồn vốn vay từ Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) giúp họ mưu sinh, làm giàu trên mảnh đất quê hương.


Nông dân xã Thu Phong (Cao Phong) đầu tư phát triển nuôi ong lấy mật từ nguồn vốn vay Agribank.

"Ở Hòa Bình, Agribank không chỉ là một ngân hàng, mà còn là người bạn đồng hành của nhà nông. Agribank chi nhánh tỉnh từng bước khẳng định vai trò quan trọng của mình trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Không chỉ cung cấp nguồn vốn, ngân hàng còn góp phần thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhiều nông dân", đồng chí Bùi Đức Biên, Phó Chủ tịch phụ trách HND tỉnh khẳng định.

Câu chuyện bắt đầu từ Thỏa thuận hợp tác số 03/TTHT, ngày 16/11/2016 giữa Agribank và HND tỉnh, hiện thực hóa Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Sau 8 năm triển khai, những con số biết nói đã chứng minh hiệu quả của sự hợp tác này. Đến ngày 31/12/2024, dư nợ cho vay của Agribank Hòa Bình đạt 13.709 tỷ đồng, với 51.366 khách hàng. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn 9.678 tỷ đồng với 50.548 khách hàng, chiếm 70,5% dư nợ cho vay nền kinh tế. Đáng chú ý, Agribank đã mạnh dạn cho vay tới 3.615 tỷ đồng không có tài sản đảm bảo, tạo điều kiện cho những hộ nông dân nghèo, không có tài sản giá trị tiếp cận vốn.

Thay vì những thủ tục rườm rà, khó tiếp cận, Agribank chọn cách đi gần dân nhất: thông qua các tổ vay vốn và tiết kiệm. Những tổ, nhóm này là cầu nối đưa vốn đến tay người dân, là nơi để bà con chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau làm ăn.

Không chỉ dừng lại ở việc cho vay, Agribank tích cực hỗ trợ HVND trong quá trình SXKD. 8 năm qua, ngân hàng đã phối hợp các cấp Hội tổ chức hàng trăm buổi tập huấn khoa học kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả. Nhờ đó, nhiều mô hình sản xuất mới, hiệu quả đã ra đời, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Quan tâm đến đời sống HVND, trong 8 năm thực hiện thỏa thuận hợp tác, Agribank chi nhánh tỉnh đã trao tặng 13 nhà tình nghĩa, tổng trị giá 650 triệu đồng cho các hộ HVND hoàn cảnh khó khăn.

Đồng chí Nguyễn Hữu Thắng, Phó Giám đốc phụ trách điều hành Agribank Chi nhánh tỉnh Hòa Bình chia sẻ: "Chúng tôi luôn tâm niệm, sự phát triển của Agribank phải gắn liền với sự thịnh vượng của người dân và sự phát triển của địa phương. Vì vậy, Agribank luôn nỗ lực tạo điều kiện tốt nhất để HVND tiếp cận nguồn vốn một cách thuận lợi và hiệu quả nhất".

Tuy nhiên, bức tranh tín dụng nông thôn không chỉ có màu hồng. Vẫn còn những khó khăn, thách thức. Địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí không đồng đều, quy mô sản xuất nhỏ lẻ… là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các chính sách tín dụng.

Bên cạnh đó, những rủi ro thiên tai, dịch bệnh, biến động thị trường… luôn thường trực, đe dọa đến sự ổn định của sản xuất nông nghiệp. Tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn vẫn là một bài toán khó, đòi hỏi sự chung tay của cả ngân hàng, chính quyền và người dân. Vượt lên tất cả, Agribank chi nhánh tỉnh và HND tỉnh vẫn nỗ lực trong việc phối hợp, tìm kiếm những giải pháp để đưa dòng vốn tín dụng đến với người dân một cách hiệu quả nhất.

Trong giai đoạn 2025 - 2030, để người nông dân tiếp tục được hưởng lợi từ các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Agribank chi nhánh tỉnh đã thống nhất với HND tỉnh tiếp tục đặt ra những mục tiêu, giải pháp, tập trung vào việc đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về các chính sách tín dụng, tiếp cận vốn một cách thuận lợi. Củng cố, đổi mới hoạt động của tổ vay vốn và tiết kiệm, để các tổ chức này ngày càng vững mạnh, hoạt động hiệu quả, thực sự là "cánh tay nối dài" của Agribank; tăng cường ứng dụng công nghệ nhằm giảm thiểu chi phí, thời gian giao dịch, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi. Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng để phù hợp với nhu cầu và điều kiện sản xuất của từng vùng, từng đối tượng khách hàng...

  

Thu Hằng

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ các dự án phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Hòa Bình

Chiều 7/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ 2 dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hòa Bình.

Xã Tiền Phong: Cán bộ, đảng viên nêu gương trong công tác giải phóng mặt bằng

Sau 3 lần tổ chức tiếp xúc, đối thoại, 15 hộ dân ở xóm Đức Phong, xã Tiền Phong (Đà Bắc) có những vướng mắc liên quan đến việc áp giá sai loại đất dẫn đến số tiền bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng (BT, HT, GPMB) dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu giảm nhiều so với thông báo ban đầu đã đồng ý với phương án điều chỉnh mà không có bất kỳ đòi hỏi nào.

Góp sức đưa sản phẩm nông nghiệp vươn xa

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Trong đó nổi bật là sự hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, kết nối cung cầu ngày càng đa dạng, linh hoạt, góp phần nâng cao giá trị, vị thế các mặt hàng nông sản của tỉnh trên thị trường... Có được những kết quả nổi bật đó, không thể không nói đến những đóng góp quan trọng của Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (CLCB&PTTT) trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh.

Huyện Lạc Thủy đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Trong 2 năm (2024, 2025), huyện Lạc Thủy được giao trên 9 tỷ đồng vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới. Tính đến ngày 8/4/2025 đã giải ngân trên 6 tỷ đồng, đạt 66% kế hoạch. Năm 2025, vốn đầu tư dự kiến giao cho các xã làm chủ đầu tư trên 11,5 tỷ đồng để thực hiện 12 công trình giao thông, hiện các xã đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư. Vốn sự nghiệp đã cấp năm 2024 trên 1,8 tỷ đồng, đến nay giải ngân đạt trên 97%; dự kiến năm 2025 được phân bổ 2,9 tỷ đồng.

Tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước

Nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) có sự khởi đầu khá thuận lợi trong những tháng đầu năm 2025. Cùng với đà tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận của quý I, công tác quản lý, điều hành ngân sách được quan tâm chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm. Trong nỗ lực chung, hoạt động thu NSNN được triển khai theo hướng tập trung vào các giải pháp tìm kiếm nguồn thu tiềm năng nhằm tạo nguồn thu bền vững và tăng thu NSNN.

Mường Động nắm bắt cơ hội bứt phá

Mường Động - Kim Bôi là 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh Hòa Bình, giàu truyền thống cách mạng, lịch sử, văn hóa, vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Cán bộ, nhân dân trong huyện kế thừa và phát huy truyền thống trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương trở thành trung tâm phát triển du lịch, đô thị sinh thái, chăm lo cải thiện tốt hơn đời sống người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục