Lắp ráp chân đế giàn khoan

Lắp ráp chân đế giàn khoan

Năm 2009, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, toàn thể cán bộ, công nhân viên (CBCNV) Tổng công ty CP xây lắp dầu khí (PVC) đã khai thác tối đa các yếu tố thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nỗ lực hoàn thành vượt bậc các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã đề ra.

Giá trị sản xuất, kinh doanh đều đạt cao


Năm 2009, là năm mà PVC đã tranh thủ thời cơ, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài ngành dầu khí để vươn lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, khẳng định vị thế, thương hiệu, trở thành một tổng công ty mạnh về xây lắp của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và ngành xây dựng cả nước. Bí thư Ðảng ủy, Chủ tịch HÐQT của Tổng công ty Trịnh Xuân Thanh cho biết: "Ðể từng bước đi lên, có được kết quả nổi bật như năm qua, toàn Tổng công ty luôn bám sát chỉ đạo của Ðảng ủy, HÐQT, Ban Tổng Giám đốc của Tập đoàn, dù xây dựng công nghiệp hay dân dụng, dù xây lắp chuyên ngành dầu khí hay ngoài ngành đều phải bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ". Có được những thành công ấy, PVC đã quan tâm công tác đổi mới doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.


Năm 2009, PVC đã đặc biệt chú trọng đến công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận.


Với vai trò Công ty mẹ, PVC đã đổi mới phương thức quản lý, tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh thông qua việc kiện toàn các ban chuyên môn, Văn phòng Tổng công ty, thành lập các ban điều hành dự án, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Tổng công ty, trên địa bàn cả nước.


Tổng công ty đã tiến hành thành lập mới các công ty như: Công ty CP Xây lắp Dầu khí Hà Nội (trên cơ sở Chi nhánh Xây lắp Dầu khí Hà Nội); Công ty CP thi công cơ giới và lắp máy Dầu khí (trên cơ sở Chi nhánh thi công cơ giới Dầu khí); Công ty CP Quản lý và phát triển Nhà Dầu khí; Công ty CP Quản lý và phát triển Nhà Dầu khí Miền Nam.


Cùng với việc hợp nhất Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Miền Nam và Công ty cổ phần Xây lắp Incomex; PVC đã tham gia góp vốn với Công ty CP Xây lắp Incomex; Công ty CP Xây lắp Dầu khí 4; Công ty CP Xây lắp Dầu khí Thái Bình Dương; Công ty CP Ðầu tư và Xây lắp Dầu khí Kinh Bắc; Công ty CP Xây lắp Dầu khí Trường Sơn; Công ty CP Bất động sản tài chính Dầu khí Việt Nam; Công ty CP Bất động sản điện lực Dầu khí Việt Nam.


Tổng công ty đã chuyển đổi bốn Công ty TNHH một thành viên sang mô hình Công ty cổ phần, bao gồm: Công ty CP Kết cấu kim loại và lắp máy Dầu khí; Công ty CP Xây lắp đường ống bể chứa Dầu khí; Công ty CP Xây dựng công nghiệp và dân dụng Dầu khí và Công ty CP Xây lắp Dầu khí Miền Trung.


Ngoài ra, Tổng công ty đã tiến hành sắp xếp lại Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế quốc tế Heerim-PVC theo cơ cấu vốn mới, trong đó PVC cùng các đối tác Việt Nam chiếm 60% vốn điều lệ.


Trong năm qua, việc hoàn thành cơ bản tiến độ và đáp ứng chất lượng các công trình xây lắp đã cho thấy công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng của Tổng công ty không ngừng được nâng lên.


Công tác thiết kế: từ khâu lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt tại các dự án đầu tư đã thực hiện theo đúng quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.


Công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý tiến độ thi công cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tại các công trường.


Tổng công ty chỉ đạo, tổ chức giám sát thực hiện tốt công tác an toàn, bảo hộ lao động trên các công trường; trực tiếp mua sắm trang bị bảo hộ lao động nên điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện.


Về ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ: Tổng công ty đã thành lập Hội đồng Khoa học - công nghệ, Ban hành Quy chế quản lý về Khoa học - công nghệ; tổ chức hội thao ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới để lựa chọn đầu tư thiết bị và dây chuyền công nghệ phù hợp. Tổ chức huấn luyện chương trình Kaizen+5S. Trong năm 2009, Tổng công ty đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008...


Công tác đầu tư và phát triển


Nhờ tổ chức thi công khoa học, đạt yêu cầu chất lượng kỹ thuật, dấu ấn của Tổng công ty CP xây lắp dầu khí đã in đậm trên các công trình không chỉ trong ngành dầu khí mà còn ở các công trình ngoài ngành, như khách sạn cao cấp, tòa nhà văn phòng, v.v.


Tổng công ty đã tập trung đẩy mạnh công tác đầu tư, nâng dần tỷ trọng giá trị đầu tư trong giá trị sản xuất, kinh doanh; đặc biệt đã xây dựng định hướng và kế hoạch đầu tư vào các dự án công nghệ cao và dự án chuyên ngành dầu khí.


Tổng công ty và các đơn vị thành viên đã và đang triển khai hơn 70 dự án đầu tư tại nhiều tỉnh, thành phố, địa phương trên cả nước, trong đó: Về lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hạ tầng khu công nghiệp có 15 dự án, điển hình như: Dự án Nhà máy sản xuất ống thép hàn thẳng phục vụ các công trình dầu khí tại Vũng Tàu; Dự án Nhà máy xi-măng Dầu khí 12/9 Nghệ An; Dự án Nhà máy sản xuất bao bì nhựa tại Dung Quất, Quảng Ngãi; Dự án Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn, Vũng Tàu; Khu công nghiệp Hoàng Mai, Nghệ An...


Về lĩnh vực nhà ở, văn phòng, hạ tầng khu đô thị, khu du lịch có 55 dự án, điển hình như: Dự án Nam Ðan Plaza tại Hà Nội có tổng mức đầu tư 200 triệu USD, Dự án tổ hợp sân Golf 36 lỗ, Khách sạn và resort 5 sao tại Cam Ranh, Khánh Hòa quy mô 171,9 ha, dự án Khu đô thị dầu khí Hoài Ðức, Hà Nội quy mô 190 ha, dự án Khu đô thị đại học tại Vĩnh Phúc quy mô 70 ha, dự án Khu đô thị mới Hậu Giang, dự án Trung tâm Thương mại Phú Mỹ Hưng, dự án Petro Landmark tại TP Hồ Chí Minh...


Bên cạnh đó, nhằm nâng cao năng lực thi công các công trình lớn có yêu cầu kỹ thuật cao phức tạp, Tổng công ty cũng đầu tư mua sắm các thiết bị thi công mới, hiện đại, đặc biệt là các thiết bị thi công chuyên ngành dầu khí với giá trị 290 tỷ đồng.


Trong năm 2009, Tổng công ty đã được giao 30 gói thầu và tham gia đấu thầu rộng rãi 14 gói thầu với tổng giá trị trúng thầu là 12.535 tỷ đồng. Ðiển hình như: Dự án Nhà máy Ðiện chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2; Nhà máy Xơ sợi tổng hợp Polyester Ðình Vũ, Hải Phòng; Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng; Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol khu vực phía bắc; Viện Dầu khí quốc gia,...và các dự án ngoài ngành như: Trụ sở Bộ Nội vụ 393 tỷ đồng; Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường 500 tỷ đồng... Tổng giá trị đã ký 34 hợp đồng là 7.553 tỷ đồng, tăng hơn hai lần so với năm 2008...


Ðặc biệt, trong các hợp đồng đã ký có năm hợp đồng EPC tư vấn thiết kế mua sắm xây lắp với tổng giá trị là 3.650 tỷ đồng, chiếm 48% tổng giá trị hợp đồng đã ký kết (so với 20% năm 2008).


Công tác quản lý hợp đồng: Ban hành quy chế quản lý, phân cấp hoặc ủy quyền trong ký kết, thực hiện hợp đồng. Ðồng thời thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá tình hình thực hiện hợp đồng, bước đầu đã đưa công tác quản lý hợp đồng đi vào nền nếp.


Trong điều kiện nền kinh tế thế giới suy thoái, giá cả, thị trường tiền tệ trong nước biến động mạnh, tác động xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của Tổng công ty, nhưng Tổng công ty đã cố gắng triển khai thực hiện hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch tài chính năm 2009 của Tổng công ty và đạt mức tăng trưởng cao so với năm 2008.


Tổng công ty đã thu xếp kịp thời các nguồn vốn bảo đảm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư. Năm 2009 cũng đánh dấu thành công của PVC, Tổng công ty đã niêm yết thành công cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong tháng 8-2009.


Cơ cấu lại một số khoản đầu tư góp vốn tại PVA, PVE, ICG mang lại hiệu quả đầu tư cho Tổng công ty; Phối hợp với Tập đoàn triển khai bán bớt một phần vốn của Tập đoàn tại PVC thu về 1.520 tỷ đồng.


Ðã xây dựng, ban hành một số quy định về quản lý tài chính nội bộ như: Quy chế quản lý tài chính của công ty mẹ, Quy chế tài chính cho các Công ty TNHH một thành viên, Phân cấp quản lý cho các chi nhánh, Quy chế hoạt động và phân cấp quản lý kinh tế tài chính cho các ban điều hành hạch toán phụ thuộc, Quy chế bảo lãnh vay vốn nội bộ TCT, Quy định về công tác thu hồi vốn, v.v.


Tổ chức công tác kế toán dần hoàn thiện, công tác báo cáo tương đối kịp thời, đặc biệt đã bảo đảm thời gian công bố thông tin đối với doanh nghiệp niêm yết.


Trong năm qua, Tổng công ty đã bảo đảm việc làm ổn định cho hơn 6.000 CBCNV, với thu nhập bình quân hơn 6,3 triệu đồng/người/tháng. Tổng công ty đã thực hiện tốt chế độ bảo hiểm, giải quyết kịp thời chế độ, chính sách cho CBCNV.


Một số biện pháp chính nhằm hoàn thành kế hoạch năm 2010


Ðể thực hiện định hướng chiến lược của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong việc xây dựng Tổng công ty PVC thành một đơn vị hàng đầu trong xây lắp chuyên ngành dầu khí, đủ năng lực thực hiện được các dự án đầu tư của Tập đoàn, Tổng công ty đã xác định các yếu tố Con người, khoa học công nghệ, khoa học quản lý là nền tảng phát triển để từ đó xây dựng các giải pháp đồng bộ nhằm tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức của Tổng công ty và các đơn vị thành viên, theo hướng chuyên sâu trong mỗi lĩnh vực đảm nhiệm, phát huy thế mạnh của mỗi đơn vị, tránh tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các đơn vị trong Tổng công ty.


Công ty mẹ thông qua người đại diện phần vốn để quản lý thương hiệu, quản lý các công ty con về các mặt tổ chức, đầu tư và nguồn công việc.


Phát triển các công ty thiết kế trực thuộc như PVE thành các đơn vị thiết kế mạnh, từng bước học hỏi, nâng cao năng lực để có thể đảm đương được các công việc thiết kế quan trọng trong các gói thầu EPC, gói thầu chìa khóa trao tay.


Có chính sách tuyển dụng, đào tạo các cán bộ quản lý, cán bộ điều hành dự án, kỹ sư thiết kế, kỹ sư hiện trường có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt trong các lĩnh vực xây lắp dầu khí.


Tăng cường thu hút, đào tạo chuyên gia giỏi để đảm nhận công tác thiết kế các công trình công nghiệp.


Xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, chuyên sâu phù hợp với nhiệm vụ của Tổng công ty.


Giải pháp về đầu tư là rà soát lại các dự án đầu tư, tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ các dự án có hiệu quả cao để sớm đưa các dự án này vào vận hành khai thác và thu hồi vốn.


Ðẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp phục vụ chuyên ngành dầu khí. Bám sát chương trình thỏa thuận giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và các tỉnh, thành phố, địa phương để tìm kiếm thêm các cơ hội đầu tư dự án.


Chú trọng công tác nghiên cứu phân tích phát triển dự án đầu tư; chỉ lựa chọn các dự án đầu tư thật sự có hiệu quả để triển khai thực hiện.


Kiểm soát chặt chẽ và tối ưu hóa từng quá trình đầu tư, từ khâu lập dự án, thiết kế, thi công xây dựng cho đến khâu quản lý vận hành để tiết kiệm chi phí đầu tư, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và nâng cao hiệu quả đầu tư dự án.


Ðẩy mạnh hợp tác với các nhà đầu tư chiến lược và các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có tiềm lực để thực hiện các dự án có quy mô lớn, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.


Tiếp tục tăng cường đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công tiên tiến, hiện đại cho các đơn vị thành viên theo đúng ngành nghề kinh doanh của từng đơn vị.


Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định về quản lý tài chính nội bộ của Tổng công ty cho phù hợp với mô hình công ty mẹ - công ty con nhằm tăng cường công tác giám sát tình hình tài chính và kiểm soát chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch SXKD.


Chú trọng công tác hạch toán kinh doanh của các dự án, xây dựng và ban hành các định mức đơn giá nội bộ nhằm quản lý chặt chẽ chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Công tác lập hồ sơ kỹ thuật, thanh quyết toán, thu hồi vốn tại các công trình, thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm theo Quy định thu vốn của Tổng công ty đã ban hành.


Hoàn chỉnh và áp dụng đồng bộ Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000:2008, áp dụng các công nghệ quản lý dự án, quản lý sản xuất tiên tiến có hiệu suất cao.


Ứng dụng phần mềm quản lý vào các lĩnh vực quản lý của Tổng công ty, như: Quản lý tiến độ, quản lý kế hoạch; nâng cấp phần mềm quản lý tài chính và các phần mềm hỗ trợ khác.


Bảo đảm toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty tuân thủ theo các chính sách và quy trình HSEQ (sức khỏe, an toàn, môi trường và chất lượng).


Cập nhật các công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới và trong khu vực trong lĩnh vực thi công các công trình phục vụ ngành công nghiệp dầu khí và các công trình xây dựng dân dụng.


Tổng Giám đốc PVC Vũ Ðức Thuận cho biết: "Bước vào năm mới 2010, Tổng công ty CP xây lắp dầu khí sẽ tập trung hoàn thiện các quy chế, quy định về công tác quản lý, điều hành cho phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Nâng cao trình độ, chất lượng quản trị doanh nghiệp, nâng cao tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt động, khắc phục những tồn tại yếu kém, để không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD.


Tiếp tục nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển; tập trung đào tạo những ngành nghề thiết yếu phục vụ cho các hoạt động SXKD, bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng và chất lượng".


Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ mới, tiên tiến, nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường.


Nhìn lại chặng đường phát triển trong những năm qua, đặc biệt trong năm 2009, Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam với tốc độ phát triển vượt trội đã và đang khẳng định năng lực, uy tín, thương hiệu trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành dầu khí, xây dựng công nghiệp và dân dụng quy mô lớn.


Năm 2010 mở ra rất nhiều những cơ hội thuận và cũng không ít thách thức đối với toàn thể CBCNV Tổng công ty. Với sự quan tâm ủng hộ của Ðảng và Nhà nước, sự hỗ trợ, chỉ đạo sát sao của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tổng công ty quyết tâm phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch SXKD năm 2010, tiếp tục đưa Tổng công ty phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển chung của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và đất nước.


Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2010 của Tổng công ty

Tổng giá trị sản xuất, kinh doanh: 8.000 tỷ đồng, tăng 167,5% so với năm 2009.

Doanh thu: đạt 7.000 tỷ đồng, tăng 188.3% so với năm 2009.

Nộp ngân sách Nhà nước: 248 tỷ đồng, tăng 144% so với năm 2009.

Lợi nhuận: đạt 731 tỷ đồng, tăng 298% so với năm 2009.

Thu nhập bình quân: 6,5 triệu đồng/người/tháng, tăng 103% so với năm 2009.

Thành tựu tiêu biểu của PVC trong năm 2009

Hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2009 đề ra, với: Tổng giá trị SXKD thực hiện: 4.775 tỷ đồng, đạt 116,72% kế hoạch năm; doanh số bán hàng toàn Tổng công ty đạt 4.051 tỷ đồng; tổng doanh thu: 3.717 tỷ đồng, đạt 103,6% kế hoạch năm, bằng 199% so với thực hiện năm 2008; các khoản nộp Nhà nước: 172,05 tỷ đồng, đạt 127,4% kế hoạch năm, bằng 182,56% so với thực hiện năm 2008; tổng lợi nhuận trước thuế: 245 tỷ đồng, đạt 107,5% kế hoạch năm, bằng 248,55% so với thực hiện năm 2008.

Hoàn thành mục tiêu, tiến độ, bảo đảm chất lượng xây lắp các công trình; trong đó nổi bật là việc khánh thành và đưa vào hoạt động công trình Tổng kho khí hóa lỏng LPG Gò Dầu với tổng mức đầu tư 196 tỷ đồng. Ðây là công trình lần đầu tiên do PVC đảm nhận theo hình thức EPC. Công trình áp dụng công nghệ kỹ thuật cao, đã hoàn thành sau 16 tháng thi công, là tổng kho khí hóa lỏng lớn nhất khu vực phía nam, mỗi năm cung cấp cho thị trường hơn 100.000 tấn LPG. Công trình đã đánh dấu một bước quan trọng của PVC về năng lực thiết kế, chế tạo thi công lắp đặt công trình chuyên ngành dầu khí, thể hiện khả năng cạnh tranh cao để trở thành một trong những tổng thầu EPC lớn của Việt Nam.

Tháng 8-2009, Tổng công ty đã thực hiện thành công niêm yết mã cổ phiếu PVX tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Ngay sau khi được niêm yết, PVX được các nhà đầu tư đánh giá là một trong những cổ phiếu mạnh, có tính thanh khoản cao và thường xuyên là một trong những mã cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn.

Ðã cơ cấu lại một số khoản đầu tư góp vốn của Tổng công ty tại các công ty như Incomex, Xây lắp dầu khí Nghệ An, Tư vấn thiết kế (PVE) và phối hợp với Tập đoàn bán bớt một phần vốn của nhà nước tại PVC, thu 1.520 tỷ đồng.

Mở rộng hợp tác quốc tế qua việc Ký thỏa thuận về hợp tác chiến lược với Công ty Zarubezneft của Liên bang Nga; Liên danh với các Tập đoàn lớn như: Hyundai, Daewoo (Hàn Quốc), JGC (Nhật Bản), Comell Wagner và Worley Parson (Ô-xtrây-li-a)... để triển khai thực hiện các dự án xây lắp công trình trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí, hóa dầu, năng lượng và xây dựng dân dụng; Phát triển hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên gia và các lĩnh vực khác,...

Ðổi mới phương thức quản lý các công trình, thành lập các ban điều hành dự án thay mặt Tổng công ty trực tiếp chỉ đạo trên công trường, Tổng công ty phân cấp mạnh cho các ban điều hành trên tất cả các lĩnh vực bảo đảm giải quyết kịp thời công việc và gắn với trách nhiệm được giao. Các quy chế, quy định quản lý nội bộ dần được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu SXKD nhằm nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp.

Hoàn thành công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp theo kế hoạch được Tập đoàn giao giai đoạn 2009 - 2010 ngay trong năm 2009, sắp xếp, cơ cấu lại các đơn vị thành viên một cách hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị.

Ký kết hợp đồng và triển khai thi công các công trình lớn, trọng điểm quốc gia như: Ðường ống dẫn khí Lô Bô Môn, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2, Nhà máy sản xuất Ethanol sinh học miền bắc, Kho LPG lạnh Thị Vải, san lấp mặt bằng Khu Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Thái Bình, Nhiệt điện Long Phú 1... với tổng giá trị hợp đồng hơn 7.500 tỷ đồng.

Uy tín, thương hiệu của PVC dần được khẳng định thông qua việc thực hiện tốt hàng loạt các dự án, công trình trọng điểm quốc gia của Tập đoàn và đã được ghi nhận qua các giải thưởng đã được trao trong năm qua như: "Sao vàng đất Việt", "Thương hiệu Vàng", "Doanh nghiệp vì cộng đồng". Ðặc biệt, Tổng công ty và các đơn vị thành viên đã được Ðảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba; được nhận Cờ thi đua của Chính phủ.

 

                                                                             Theo ND

Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực ngân hàng

Chiều 15/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Hoà Bình tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp với Báo Hoà Bình, Đài PT&TH tỉnh về thực hiện công tác thông tin, truyền thông lĩnh vực ngân hàng. Dự hội nghị có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; các ngân hàng trên địa bàn tỉnh. 

Tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2023 đạt hơn 83 nghìn tỷ đồng

Năm 2023, công tác điều hành chi ngân sách nhà nước được thực hiện chủ động, chặt chẽ theo dự toán, bảo đảm đúng chính sách, chế độ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 83.087 tỷ đồng.

Giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đối với việc cho thuê đất, sử dụng đất 

Sáng 15/5, HĐND tỉnh tổ chức giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đất đai đối với việc cho thuê đất, việc sử dụng đất (SDĐ) của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Huyện Đà Bắc: Nông dân rơi nước mắt vì dịch tả lợn Châu Phi

Những ngày gần đây, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bùng phát, lây lan mạnh trên địa bàn xã Tú Lý, huyện Đà Bắc. Dịch bệnh đã và đang khiến không ít hộ dân rơi vào cảnh trắng tay…

Giải ngân trên 100 tỷ đồng vốn đầu tư công

Tăng cường thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, tính đến hết tháng 4, huyện Lạc Thủy đã giải ngân được 102.264 triệu đồng. Trong đó, giải ngân nguồn ODA, ngân sách Trung ương 2 công trình 13.025 triệu đồng, đạt 65%; ngân sách tỉnh 7 công trình giải ngân 8.078 triệu đồng, đạt 14%; ngân sách huyện giải ngân 60.287 triệu đồng, đạt 29%; nguồn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu 11.212 triệu đồng, đạt 66%; nguồn thu từ đất 9.662 triệu đồng, đạt 13%; nguồn tiết kiệm chi giải ngân 39.412 triệu đồng, đạt 54,66%.

Mật ngọt Hợp Tiến - món quà từ thiên nhiên

Mật ong rừng Hợp Tiến, xã Hợp Tiến là 1 trong 2 sản phẩm OCOP 4 sao đầu tiên của huyện Kim Bôi, là sản phẩm mật ong đầu tiên của tỉnh Hòa Bình đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Nhờ chú trọng cải tiến quy trình, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến ngày càng khẳng định được chất lượng trên thị trường, được khách hàng gần xa tin tưởng, ưa chuộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục