Để đối phó với khủng hoảng, ngân hàng cần đặt yếu tố quản trị rủi ro lên hàng đầu, có đội ngũ đủ khả năng phân tích, dự báo thị trường

“Lấy khó khăn làm động lực phát triển”. Đó là phương châm mà TS Lê Thẩm Dương, Trưởng Khoa Kinh doanh Trường Đại học Ngân hàng (NH) TPHCM, đưa ra tại hội thảo “Ngân hàng VN vượt qua khủng hoảng, hướng đến tương lai” do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN chi nhánh TPHCM tổ chức ngày 15-1.

Đề phòng biến động tỉ giá

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, việc các quốc gia tung ra gói kích thích 10.000 tỉ USD sẽ làm một số nước thâm hụt ngân sách và có thể tiếp tục bị tác động trong 10 năm tới. Nguy cơ tái khủng hoảng ở Mỹ và một số quốc gia khác có thể xảy ra bởi tỉ lệ thất nghiệp ngày càng tăng, USD chưa ổn định, giá dầu thô và giá vàng biến động.


Tiến sĩ Lê Thẩm Dương (bìa trái) trao đổi với đại biểu bên lề hội thảo. Ảnh: H.Thúy


Vấn đề mà doanh nghiệp (DN) cần quan tâm là nguồn thu và vay ngoại tệ của VN khó bù đắp nổi cán cân thanh toán quốc tế. Sự sụt giảm về dự trữ ngoại tệ cũng đáng lo ngại vì khi thị trường biến động, Nhà nước không thể sử dụng ngoại tệ dự trữ để ổn định kinh tế. “Các NH, DN cần đề phòng biến động tỉ giá, xây dựng phương án tín dụng hợp lý để phù hợp với những biến đổi của thị trường” - ông Doanh khuyến cáo. 

TS Lê Thẩm Dương cho rằng năm 2010, kinh tế trong và ngoài nước còn phức tạp, hệ thống NH sẽ đối đầu với nhiều thách thức. Trong khi đó, phần lớn các NH kinh doanh theo lối chụp giật, cạnh tranh trong ngắn hạn nhằm tối đa hóa lợi nhuận... Hiện chỉ có 4/38 NH cổ phần đạt chuẩn về quản trị rủi ro. Vốn của nhiều NH chỉ ở mức 3.000 tỉ đồng, phương án tăng vốn chưa hợp lý dẫn đến áp lực cổ tức.

Các giải pháp huy động vốn chủ yếu là tăng lãi suất làm tăng chi phí đầu vào trong khi đầu ra lại quá hẹp. Việc thẩm định cho vay chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp, chưa quan tâm đến năng lực trả nợ của người vay. Do đó, khi bối cảnh kinh tế, chính sách tiền tệ thay đổi, các NH sẽ đối mặt nhiều rủi ro.

Nắm bắt thời cơ


Điều mà các chuyên gia tài chính lưu ý là ít NH biết chớp thời cơ vượt qua khủng hoảng. Bài học từ Ngân hàng Á Châu (ACB) cho thấy khi khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 manh nha bùng nổ, nhà đầu tư nước ngoài tại VN bán tháo trái phiếu Chính phủ. ACB nhanh tay bỏ ra 190.000 tỉ đồng đầu tư vào trái phiếu Chính phủ để dự phòng rủi ro và chỉ trong một thời gian ngắn, NH này đã gặt hái thành quả.

Điều này thể hiện khá rõ qua việc Ủy ban Tài chính quốc gia “khám sức khỏe” hệ thống NH: Trong năm 2008 và 2009, “sức khỏe” ACB đều đạt loại tốt. Trong khi đó, “sức khỏe” của 5 NH hàng đầu khác lại có phần giảm sút.


TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, cho rằng các NH cần có đội ngũ đủ khả năng phân tích, dự báo thị trường mới có thể bắt được thời cơ trong bối cảnh khủng hoảng. Còn TS Lê Thẩm Dương nhấn mạnh các NH phải đặt yếu tố quản trị rủi ro lên hàng đầu, dự trữ thanh khoản tốt, không quá chú trọng lợi nhuận, gia tăng khi hợp tác với NH bạn, các tổ chức tài chính khác...


Thay đổi chính sách tiền tệ


Điều mà nền kinh tế luôn lo ngại là tính thanh khoản của NH. Thực tế cho thấy nếu tháng 4- 2008, chỉ có các NH nhỏ yếu thanh khoản thì cuối năm 2009, các NH lớn cũng gặp khó về thanh khoản dẫn đến thanh khoản của nền kinh tế suy yếu. Nguyên nhân là  đầu năm 2009, NH Nhà nước yêu cầu các NH mạnh tay cho vay.
 
Tuy nhiên, đến giữa năm 2009, chính sách tiền tệ thắt lại, lãi suất huy động bị giới hạn. Nhiều NH không huy động được vốn từ dân cư dẫn đến khó khăn về thanh khoản, phải vay vốn từ NH bạn. thậm chí, có NH vay số tiền tương đương 80% tổng giá trị tài sản của NH mình. Điều đó chứng tỏ rủi ro của NH không đến từ hành vi kinh doanh mà do chính sách tiền tệ tác động.


TS Lê Xuân Nghĩa cho biết ngay trong tuần tới, ông sẽ tham mưu cho Chính phủ đề xuất biện pháp xử lý, không để căn bệnh về thanh khoản của các NH kéo dài. Về duy trì lãi suất cơ bản, ông Nghĩa cho rằng đây là chính sách không phù hợp với thực tiễn mà NH Nhà nước đã 4 lần “xin” Quốc hội bãi bỏ nhưng bất thành.

Nhiều khả năng tháng 5-2009, Bộ Tư pháp sẽ trình Quốc hội các vấn đề lãi suất. Nếu Quốc hội thông qua, lãi suất cơ bản có thể chỉ áp dụng cho hoạt động không chính thức hoặc trở lại cơ chế lãi suất thỏa thuận tiết kiệm lẫn cho vay.

 

                                                                                  Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục