Nhật báo “Bưu điện Bangkok” ra ngày 9/8 đăng bài viết của một hãng tin phương Tây nói rằng các con hổ kinh tế - từ Myanmar đến Việt Nam - đã và đang phục hồi sức mạnh.

 

Các khu vực này đang trở nên hấp dẫn hơn trước giới đầu tư nước ngoài nhờ triển khai Hiệp định về Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và cả chiều hướng chi phí lao động gia tăng tại Trung Quốc.

Chủ tịch Phòng Thương mại Đức-Thái Stefan Buerkle nhận xét: “Kinh tế Đông Nam Á đang làm ăn khấm khá không phải là điều mới mẻ hoàn toàn. Trong một thời gian tương đối dài trước đó, về cơ bản (các nước) khu vực đã bị lãng quên bởi người ta chú ý rất nhiều đến Trung Quốc và Ấn Độ.”

Cuộc khủng hoảng mới nhất về kinh tế tài chính toàn cầu đã giúp châu Á có vẻ khả quan về mọi mặt.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế châu Á có thể tăng trưởng 7,5% năm 2010. Kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng 10,5%, Ấn Độ tăng 9,4% và kinh tế của khối ASEAN tăng 6,4% dù đã bị tác động nặng nề bởi sự suy giảm của kinh tế thế giới năm 2009, khi nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của châu Á sụt giảm.

Trước việc nhu cầu của Mỹ và châu Âu mua hàng hóa xuất khẩu từ châu Á gia tăng, kinh tế Singapore dự kiến tăng trưởng 13-15% năm nay, GDP của Thái Lan tăng 7-8% bất chấp tình hình bất ổn chính trị, kinh tế Việt Nam tăng 6,5%, cao hơn mức tăng trưởng ít nhất 6% của Indonesia và Malaysia.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực ASEAN cũng đang gia tăng. Indonesia - thị trường tiêu dùng lớn nhất khu vực với 240 triệu dân - tiếp nhận lượng vốn đầu tư trong nước và nước ngoài quý II năm nay tăng 40% so với cùng kỳ năm 2009.

FDI đổ vào thị trường Việt Nam trong sáu tháng đầu năm nay đã tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước lên 5,4 tỷ USD. Còn FDI rót vào Malaysia trong quý I đạt 1,65 tỷ USD, nhiều hơn con số 1,39 tỷ USD đổ vào nước này cả năm 2009.

Lượng vốn đầu tư đăng ký mới rót vào các dự án tại Thái Lan đã tăng 7,4% lên 5,9 tỷ USD nửa đầu năm nay.

Lý do các nhà đầu tư nước ngoài đang trở lại khu vực là triển vọng sáng sủa của thị trường tiêu dùng trong nước, việc thực hiện AFTA từ đầu tháng Giêng năm nay đã đưa biểu thuế quan đối với hàng hóa buôn bán nội vùng giảm xuống chỉ còn 0-5%.

Theo kết quả một cuộc điều tra khảo sát do Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản tiến hành cuối quý I năm nay, Việt Nam và Indonesia là hai thị trường hấp dẫn nhất trong khu vực đối với kế hoạch đầu tư trong tương lai của các doanh nghiệp Nhật Bản, nhờ có thị trương tiêu thụ trong nước rộng lớn.

Không ít nước ASEAN có thể hưởng lợi từ vấn đề chi phí lao động ở Trung Quốc gia tăng. Hiện có các dấu hiệu, ngành công nghiệp sản xuất giày dép đang hồi sinh ở Indonesia, nơi chi phí lao động đang thấp hơn đáng kể so với ở vùng bờ biển miền đông Trung Quốc.

Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar - nơi có mức lương tối thiểu dao động từ 30-54 USD/tháng - có thể tận dụng tốt họat động đưa chuyển các ngành sử dụng nhiều lao động như sản xuất hàng dệt may hay đóng giày tới nước họ.

Nhà kinh tế trưởng Tiziana Bonapace của Văn phòng của Liên hợp quốc tại Bangkok cho rằng các nước Đông Nam Á ở vào vị thế “đắc địa,” có nền tảng tiêu dùng tốt và ở gần Trung Quốc

 

                                                                                           Theo TTXVN

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục