Cán bộ phòng NN&PTNT Yên Thủy kiểm tra tình hình dịch bệnh trên lúa

Cán bộ phòng NN&PTNT Yên Thủy kiểm tra tình hình dịch bệnh trên lúa

(HBĐT) - Hiện nay, dịch bệnh đang bùng phát hầu hết diện tích lúa trên địa bàn toàn tỉnh. Mặc dù đã chủ động phòng chống, tuy nhiên, mức độ thiệt hại khá lớn, có khả năng làm giảm năng suất thu hoạch lúa của toàn tỉnh.

 

Ông Lê Xuân Đăng Phó Phòng NN&PTNT cho biết:  Vụ sản xuất nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, phần lớn diện tích lúa của huyện đã bị nhiễm rầy, trên trà muộn có 200 ha sâu cuốn lá mật độ 150-200 con/m2 , diện tích bị rầy nâu trên 2.000 ha. Trong đợt 1 đã xử lý thuốc được 1.300 ha. Diện tích còn lại đang được xử lý. Năm nay, huyện chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng trừ rầy và sâu bệnh hại lúa. Nhận thức của người dân cũng đã được nâng cao đáng kể, ở nhiềunơi nhân dân đã tự bỏ tiền mua thuốc trừ rầy- tác nhân bệnh lùn sọc đen hại lúa. Nhìn chung lúa sinh trưởng khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn khoảng 700 ha diện tích bị nhiễm rầy, mật độ trung bình 1.000 con/m2 , cao 1.500 con/m2. Toàn huyện cũng có 30 ha bị bệnh lùn sọc đen, trong đó có khoảng 10 ha bị mất trắng. Nhờ có nguồn thuốc hỗ trợ nhân dân đã kịp thời xử lý, không có tình trạng lúa bị cháy do rầy hàng loạt, chỉ cháy theo chòm. Nếu có kinh phí xử lý rầy lứa 5 chắc chắn sẽ không bị lùn sọc đen. Hiện lúa trà sớm đã vào chắc và bắt đầu chín, một số nơi đã cho thu hoạch, trà muộn đang ôm đòng. Năng suất ước tính đạt từ 45- 48 tạ/ha, bảo đảm kế hoạch đề ra.

 

Diễn biến dịch bệnh trên lúa vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Bệnh lùn sọc đen tiếp tục xuất hiện và gây hại trên các trà lúa. Đến ngày 20/9, toàn tỉnh có 103,48 ha lúa bị nhiễm bệnh lùn sọc đen trên địa bàn 34 xã của 7 huyện là Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Kỳ Sơn, Cao Phong, Lương Sơn, Lạc Thủy. Trong đó có 10,61 ha bị nhiễm mới, cá biệt đã có 0,03 ha bị nhiễm bệnh tại xã Lạc Long, Chi Nê ( Lạc Thủy) đã phải tiêu hủy, 10 ha tại huyện Yên Thủy có tỷ lệ trỗ thấp, có khả năng không cho thu hoạch. Về tập đoàn rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ lứa 6 mật độ và diện tích phân bố tăng nhanh trên trà chính vụ và trà muộn,  với tổng diện tích nhiễm rầy 11.41 ha, trong đó mật độ phổ biến từ 500-1.500 con/m2 , cao từ 2.000-3.000 con/m2 tại các huyện Mai Châu, Yên Thủy, Lương Sơn, Cao Phong, Kỳ Sơn, cục bộ trên 4.000 con/m2. Sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 tiếp tục tăng diện phân bố trên trà chính vụ và trà muộn, mật độ phố biên 8-10 con/m2, cao từ 20-60 con/m2, cá biệt có nơi 200-350 con/m2 tại Lạc Sơn.

 

Theo Chi cục BTVT, thời gian tới tình hình dịch bệnh trên lúa vẫn diễn biến phức tạp. Cần triển khai quyết liệt các biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen, tập đoàn rầy, sâu cuốn lá nhỏ hại lúa. Trong đó cần khắc phục sâu cuốn lá nhỏ trên trà muộn, bằng tăng cường đầu tư chăm sóc lúa trong giai đoạn phân hóa đòng. Về các biện pháp phòng trừ rầy, đối với lúa trong giai đoạn ngậm sữa, đỏ đuôi, cần sử dụng loại thuốc tiếp xúc phun trừ rầy sát gốc; trên trà muộn đang phân hóa đòng cần sử dụng các loại nội áp phun vào thân lá với điều kiện ruộng phải có nước. Trên trà muộn đang xuất hiện ổ trứng rầy lứa 7 cần tập trung xử lý từ ngày 1-5/10 sử dụng các loại thuốc tiếp xúc vì lúa đang trong thời gian ôm đòng, ngậm sữa. Đối với lúa mùa trà sớm và chính vụ đang xuất hiện bệnh lùn sọc đen do rầy lứa 5 truyền bệnh trong tháng 8, khó phát hiện, nhưng đến nay lúa không trỗ được hoặcbông nhỏ, lép bị lụi đi, các địa phương cần rà soát thông kê để triển khai tiêu hủy. Ông Nguyễn Hồng Yến, Phó Chi cục BVTV tỉnh cho biết, nếu các thủ tục cung cấp thuốc được triển khai kịp thời thì hoàn toàn có thể chặn đứng không để xảy ra cháy rầy.

 

                                                                                     Lê Chung

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục