Gần 1 tuần nay, các đầu nậu đột ngột hạ giá mua thanh long từ 17.000 -18.000 đồng/kg xuống chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg, với loại trái nhỏ thì giá còn thấp hơn, đã thế nông dân vẫn không thể nào bán được hàng, lượng thanh long dồn ứ ngày càng nhiều, khiến bà con điêu đứng như ngồi trên đống lửa.

 

Bà Nguyễn Thị Ngọc - một chủ doanh nghiệp thanh long Hiếu Ngọc ở huyện Hàm Thuận Nam, chuyên bán thanh long sang Trung Quốc cho biết: “Giá hạ nhanh và doanh nghiệp không dám thu mua của nhà vườn là do phía Trung Quốc đột ngột không mua thanh long.

Các đầu nậu ở chợ Pò Chài (bên kia cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn) chỉ cho biết lý do là không... có người ăn thanh long, nên không mua nữa”. Cũng theo bà Ngọc, hiện hàng trăm xe tải, container chở trái thanh long đang nằm ở cả hai bên biên giới, do không bán được hàng. Doanh nghiệp thì chấp nhận bán lỗ mỗi container vài chục đến cả trăm triệu đồng, nhưng các doanh nghiệp bên Pò Chài cũng không chịu mua.

“Nếu cứ tình trạng này, thì mấy ngày nữa thanh long sẽ hỏng hết. Giá mua đang vụ nghịch mùa nên rất cao, nhưng giờ không bán được, nguy cơ phá sản là khó tránh khỏi” - bà Ngọc lo ngại cho biết như vậy. Theo lý do mà Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận - ông Bùi Đăng Hưng đưa ra, thì do phía Trung Quốc bắt đầu vào mùa trái cây nên người ăn thanh long giảm đi hẳn.

Tuy nhiên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận - ông Nguyễn Ngọc Hai lại cho rằng: “Rất có thể các doanh nghiệp phía bên kia “làm eo” để ép xuống giá. Chứ lý do không có người ăn thanh long là không thỏa đáng”. Ông Hai cũng cho rằng, giờ vẫn chưa vào mùa chính, giá không thể đột ngột hạ mạnh như vậy. Đây không còn là chuyện lạ với người trồng và các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long Bình Thuận. Cứ đến hẹn lại lên, mỗi năm thanh long xuất sang Trung Quốc lại đột ngột tụt giá, hoặc “không có ai mua” một - hai lần, làm cho nông dân và các doanh nghiệp hết sức điêu đứng.

Hiện Bình Thuận có trên 12.000ha thanh long cho thu hoạch, hiện 75% sản lượng thanh long (khoảng 300.000 tấn) và phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Do vậy, cái vòng “luẩn quẩn” ép giá, không mua khiến nông dân trồng thanh long và các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long luôn bị động mà chưa tìm lối ra cho loại nông sản trái cây này.    

 

                                                                                    Theo Bao LĐ

Các tin khác


Tỉnh Hòa Bình tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Thương mại - du lịch quốc tế Nha Trang 

(HBĐT) - Từ ngày 1- 7/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra "Hội chợ Thương mại – du lịch quốc tế Nha Trang 2023” nhằm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và hưởng ứng Chương trình Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa 2023.

Xã Suối Hoa từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông

(HBĐT) - Xã Suối Hoa (Tân Lạc) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá xen kẽ đồi nên vấn đề giao thông gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, xã huy động mọi nguồn lực, từ nguồn đầu tư của Nhà nước và nội lực trong Nhân dân từng bước xây dựng mạng lưới giao thông hoàn thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Hội Nông dân xã Yên Trị chung sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Đến cuối năm 2021, xã Yên Trị (Yên Thủy) hoàn thành 4/4 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Từ một xã thuần nông, Yên Trị như được "khoác chiếc áo mới" với cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản

Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.

Người dân xã Đa Phúc ấm no từ trồng mía

(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục