Người tiêu dùng bình dân khó tiếp cận hàng bình ổn do giá cao hơn thị trường, hàng không hợp nhu cầu…Lâu nay, người tiêu dùng luôn kỳ vọng sẽ mua được hàng hóa bình dân với giá thấp tại các điểm bán hàng bình ổn giá. Thế nhưng khảo sát tại thị trường Hà Nội, nhiều mặt hàng trong danh mục hàng bình ổn còn cao hơn giá thị trường.

Hàng bình ổn giá được bán trong một siêu thị tại Hà Nội. Ảnh: NGỌC DUNG

Cao giá hơn thị trường 

Ghi nhận tại nhiều điểm bán hàng bình ổn tại Hà Nội như siêu thị Fivimart, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), siêu thị BigC, Intermex…, các nhóm mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đều đã được bình ổn giá. Tuy nhiên trong từng nhóm hàng, cơ cấu mặt hàng lại không thông dụng. Tại các điểm bán hàng này thực hiện bình ổn giá với gạo Thái đỏ Yamada, gạo Thái xanh Yamada, gạo tám xoan, gạo tám Điện Biên… trong nhóm gạo tẻ. Với nhóm thủy hải sản tươi, đông lạnh, các mặt hàng bình ổn giá gồm: tôm sú tươi, tôm sú hấp, cá basa… Tương tự, Hapro Thành Công cũng bình ổn giá với các mặt hàng đóng hộp như thịt kho tàu, thịt xay, thịt bò… Theo đánh giá của một số người tiêu dùng, các mặt hàng bình ổn dường như mới chỉ phục vụ một nhóm người tiêu dùng nhỏ, có thu nhập nhỉnh hơn một chút bởi giá bán các mặt hàng này khá cao, thậm chí còn cao hơn giá thị trường.

Chị Nguyễn Thu Hằng, ở quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, ví dụ: Trứng gà bán giá bình ổn lên đến 32.500 đồng/chục, trong khi giá thị trường chỉ có 30.000 đồng/chục; trứng vịt giá bình ổn lên đến 29.500 đồng/chục, giá trên thị trường chỉ có 26.000 đồng/chục. Với mặt hàng dầu ăn giá cũng cao hơn, còn mặt hàng rau ở siêu thị chỉ bình ổn với hàng rau sạch, rau an toàn. Theo chị Hằng, so với các chợ lẻ, mặt hàng thực phẩm tươi sống ở các điểm bán hàng bình ổn “yếu thế” hơn và người tiêu dùng không có nhiều chọn lựa, trong khi đó giá lại cao hơn ở chợ.

Bán cái mình có

Khảo sát tại điểm bình ổn Hapro (Thành Công, Hà Nội), giá các loại dầu ăn: Simply, Neptune… có giá bán tương ứng là 45.000 đồng và 44.000 đồng/chai 1 lít, với can 2 lít, giá bán là 89.000 đồng và 87.000 đồng/can. Tại Fivimart (đường Lê Đức Thọ), dầu ăn Neptune 1 lít bán với giá 43.600 đồng/chai, loại 2 lít có giá 88.900 đồng/can; dầu Simply 1 lít giá 44.800 đồng/chai và 89.800 đồng/can 2 lít. Mức giá bán này cao hơn so với giá bán ngoài thị trường khoảng 3.000 đồng/lít. Với mặt hàng rau muống, tại siêu thị Fivimart bán giá 12.700 đồng/kg; mồng tơi 12.500 đồng/kg; bí xanh và bí ngô 9.000 đồng/kg; dưa chuột giá 11.900 đồng/kg, cao hơn từ 5.000 - 1.500 đồng/kg so với cùng loại rau ngoài thị trường…

Đầu tháng 5-2011, UBND TP Hà Nội đã chi 475 tỉ đồng để bình ổn giá. Mười nhóm mặt hàng cần tập trung bình ổn gồm: gạo tẻ; thịt heo; thịt gà, vịt; trứng gà, vịt; thực phẩm chế biến từ thịt gia súc, gia cầm, cá; thủy hải sản tươi, đông lạnh; dầu ăn; đường RE; rau củ tươi; giấy vở học sinh. Từ nguồn này, các doanh nghiệp tạm ứng dự trữ hàng bình ổn, gồm 6.400 tấn gạo tẻ thường (giá trung bình 13.000 đồng/kg), thịt heo 1.350 tấn (giá 70.000 đồng/kg), thịt gà, vịt 500 tấn (85.000 đồng/kg), trứng gà, vịt 8 triệu quả (2.500 đồng/quả), thủy hải sản 800 tấn (74.000 đồng/kg), rau củ 2.500 tấn (14.000 đồng/kg)…

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, nhận định cơ cấu mặt hàng bình ổn vẫn chưa nhằm vào đại đa số người dân, vẫn chưa đúng đối tượng. “Tôi cho rằng nên hỗ trợ tiền trực tiếp cho người nghèo, người thu nhập thấp ở vùng nông thôn và hướng dẫn cho họ về những nơi có thể mua hàng với giá hợp lý, cạnh tranh. Hiện giờ bình ổn theo kiểu cứ bắt người ta phải mua hàng này, hàng nọ. Chẳng hạn, người nghèo cần mua gạo tẻ thường thì siêu thị lại bình ổn giá gạo tám Điện Biên, tám xoan; người dân cần mua “con cá, lá rau” tươi sống, thông dụng thì siêu thị lại bình ổn hàng thủy hải sản đông lạnh …”- ông Phú dẫn chứng.
 
 
                                                                      Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục