Ngày 15-7, lần đầu tiên lãnh đạo tỉnh, thành ủy và UBND bảy tỉnh thành duyên hải miền Trung (Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa) ngồi lại với nhau ở Đà Nẵng tại hội thảo “Liên kết phát triển bảy tỉnh duyên hải miền Trung”.

 

Đội tàu container của các doanh nghiệp VN ở cảng Hải Phòng - Ảnh: CHÂU ANH

Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh sự chủ động có trách nhiệm của lãnh đạo bảy địa phương khi tổ chức hội thảo này, bởi “lễ hội thì năm nào, địa phương nào cũng có nhưng bàn chuyện làm ăn thì ít”. Ông Phúc nhấn mạnh bốn hướng liên kết: phát triển kinh tế biển phải được xem là trọng tâm; tập trung và phân công trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng đi liền với phòng chống thiên tai, chống lũ, thoát lũ an toàn, đảm bảo hệ thống giao thông; cuối cùng là chú trọng bảo vệ môi trường. Ông đề nghị để tính liên kết đi vào thực chất và hiệu quả, lãnh đạo các địa phương phải mạnh dạn hành động trên danh mục những vấn đề hợp tác cụ thể, lợi ích phù hợp và tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, cần sự đồng thuận cao.

Hội thảo cũng thống nhất các nội dung liên kết như điều chỉnh quy hoạch phát triển phù hợp với thế mạnh từng địa phương; xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông liên tỉnh và quốc tế; thiết lập không gian kinh tế du lịch vùng thống nhất; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; hợp tác huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế, chính sách để đầu tư phát triển chung cả vùng; phối hợp xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch toàn vùng.

Đồng thời hội thảo cũng kiến nghị trung ương xác định duyên hải miền Trung là địa bàn trọng điểm về kinh tế biển để có sự đầu tư nguồn lực thỏa đáng, bổ sung hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thí điểm cơ chế phát hành trái phiếu có sự bảo lãnh của Chính phủ, xây dựng tại miền Trung một đại học quốc gia, bố trí các nguồn vốn đầu tư và chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hạ tầng giao thông, chỉ đạo sớm xây dựng chiến lược quốc gia về du lịch biển.

                                                                                  Theo TuoiTre

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục