Dù Bộ đã cẩn thận xin cả ý kiến của một phó thủ tướng, trước khi quyết định truy thu thuế 40 xe ô tô nhập khẩu của một doanh nghiệp ở Phú Thọ, tuy nhiên quyết định này lại bị tòa bác bỏ. Nguyên nhân, chỉ vì UBND tỉnh không rút giấy phép của doanh nghiệp...

 

 

Tại anh, tại ả...

Câu chuyện nảy sinh khi Cty liên doanh Vận tải hành khách Phú Thọ nhập khẩu 40 xe ô tô từ nhiều năm trước, nhưng bị hải quan phát hiện không đủ điều kiện miễn thuế nhập khẩu. Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, năm 2008, sau khi báo cáo và được Phó Thủ tướng đồng ý, Bộ Tài chính đã có công văn (số 2450 ngày 5-3-2008 và số 4400 ngày 16-4-2008) gửi UBND tỉnh Phú Thọ nêu rõ sai phạm của công ty trên, đề nghị rút giấy phép đầu tư để Tổng cục Hải quan quyết định truy thu thuế nhập khẩu.

Tuy nhiên, đến nay UBND tỉnh Phú Thọ vẫn chưa quyết định rút giấy phép đầu tư. Trong quá trình đó, Cty liên doanh Vận tải hành khách Phú Thọ kiện quyết định truy thu thuế 40 xe ô tô nhập khẩu của Tổng cục Hải quan ra tòa. Qua nhiều cấp, đến phiên Phúc thẩm TAND Tối cao, doanh nghiệp đã thắng kiện. Theo Bộ Tài chính, một trong những căn cứ quan trọng để tòa tuyên hủy quyết định truy thu thuế, là do UBND tỉnh Phú Thọ chưa rút giấy phép đầu tư nên Cty vẫn tồn tại hợp pháp và theo quy định pháp luật họ vẫn được hưởng ưu đãi miễn thuế.

Trao đổi với Tiền Phong, một Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết: “Công văn đòi rút giấy phép của Bộ Tài chính là vô lý. Tại sao Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan không dùng chức năng của mình để thực thi truy thu thuế. Điều này không liên quan gì tới tỉnh cả”.

Tuy nhiên, một lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết: “Trước khi Cty liên doanh Vận tải hành khách Phú Thọ kiện, Bộ Tài chính đã có công văn nêu mấy việc. Cụ thể, công ty này thành lập không thỏa mãn điều kiện liên doanh. Chúng tôi đánh giá là họ đã lợi dụng ưu đãi đầu tư với công ty liên doanh với nước ngoài, để hưởng ưu đãi thuế. Tiêu chí góp vốn trong Cty liên doanh không rõ ràng, thực ra không có tiền của nước ngoài; tổ chức bộ máy không phù hợp; mục đích sử dụng, đáng lý xe nhập về cho công ty nhưng lại đem bán. Với những dấu hiệu vi phạm đó, lãnh đạo Bộ Tài chính mới đề nghị UBND tỉnh rút giấy phép của liên doanh này, bởi thẩm quyền rút giấy phép là của tỉnh”.

Khi ra tòa, Bộ Tài chính cũng đã trình bày các căn cứ trên, nhưng tòa không chấp nhận. Tòa cho rằng, công ty vẫn hoạt động, bộ máy mới thành lập đang điều chỉnh, mục đích sử dụng thì vẫn là xe chở người. “Trên thực tế, xe khách nào không chở người. Phía Hải quan không đồng tình, nhưng tòa đã xử chúng tôi thua”, vị cán bộ trên nói.

Tiếp tục đề nghị rút giấy phép đầu tư

Không đồng ý quyết định của tòa, ngày 9-8, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, lại ký công văn, một lần nữa lại đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ nghiên cứu các quy định của pháp luật, kiểm tra, xem xét rút giấy phép đầu tư đã cấp cho Cty, để làm cơ sở cho Tổng cục Hải quan quyết định truy thu thuế, để thực hiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đã thua kiện, làm sao truy thu được thuế? Vị lãnh đạo Tổng cục Hải quan nói: “Mình làm vậy là thể hiện trách nhiệm cơ quan quản lý. Còn UBND tỉnh Phú Thọ có tiếp thu hay không là tuỳ họ thôi. Quan điểm của Tổng cục Hải quan là UBND tỉnh cấp phép đầu tư thì nay có thể rút giấy phép”.

Chuyện doanh nghiệp núp bóng liên doanh với nước ngoài để trốn thuế đã được báo chí cảnh báo từ năm 2008. Thời điểm đó, nhiều doanh nghiệp vận tải lợi dụng kẽ hở chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu nên đã nhập hàng trăm xe khách mang biển LD (mua xe rẻ hơn gấp nhiều lần), khiến nhiều doanh nghiệp vận tải nội 100% không thể cạnh tranh. Một trong những mánh lới của các doanh nghiệp này là, khai nhập khẩu xe vận chuyển khách tại địa bàn khó khăn để được ưu đãi thuế, nhưng sau đó lại dùng xe hoạt động tại địa bàn khác, không đúng.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính năm 2008, trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2006 có 16 liên doanh hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng đường bộ, nhập khẩu hơn 600 ô tô chở khách (loại trên 24 chỗ ngồi), trị giá 23.725.791 USD. Được biết, số xe trên đã được miễn thuế theo cơ chế cũ với số tiền (được miễn) 357 tỷ đồng.

                                          Theo TienPhong

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục