Nhân dân các xã trong huyện Lương Sơn thăm quan mô hình trồng rau muống sạch của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ ở xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).

Nhân dân các xã trong huyện Lương Sơn thăm quan mô hình trồng rau muống sạch của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ ở xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).

(HBĐT) - Bước chuyển của nông sản hữu cơ là khởi đầu để huyện Lương Sơn xác định lợi thế, nghiên cứu và đưa vào chiến lược phát triển SXHH rau hữu cơ, góp phần phát triển kinh tế. Đó là khẳng định của đồng chí Hoàng Văn Đức, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn.

 

Những năm gần đây, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, khô hạn diễn ra nghiêm trọng khiến nhiều diện tích lúa phải chuyển sang trồng các loại cây chịu hạn như ngô, khoai, rau, đậu các loại. Không để nhân dân canh tác manh mún, kém hiệu quả, cuối năm 2008, với sự hỗ trợ của dự án ADDA (Đan Mạch) và trường cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ (Xuân Mai-Hà Nội), HND huyện Lương Sơn đã triển khai mô hình trồng rau hữu cơ trên địa bàn. Thế mạnh của mô hình nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là SX không dùng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, không có chất biến đổi gen nên thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vì thế, dù giá bán cao hơn 30% so với thị trường nhưng vẫn được người tiêu dùng chấp nhận. Hiện nay, diện tích SX NNHC trên địa bàn huyện có trên 20 ha, bình quân đạt từ 450 - 700 triệu đồng/ha, gieo trồng 40 loại rau, củ, quả trồng 3 vụ trong năm, giá bán 12.000 đồng/kg củ, quả, 25.000 đồng/kg rau gia vị, thu nhập của hội viên đạt từ 1,4 - 2,8 triệu đồng/người/tháng.

 

Chị Nguyễn Thị Huệ, xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn cho biết: Gắn bó với cây rau hữu cơ được hơn 3 năm, công việc vất vả nhưng đem lại cho chị thu nhập cao,  từ 2 - 2,8 triệu đồng/tháng. Cùng là học viên đầu tiên như chị Huệ, anh Vũ Đức Dương cho biết: Trước khi tham gia trồng rau hữu cơ, gia đình phải mua rau ăn và chất lượng không đảm bảo. Khi trồng rau, gia đình tự túc nguồn rau ăn và thu nhập tăng lên đáng kể.

 

Để chương trình phát huy được hiệu quả tốt, năm 2010, UBND huyện tạo điều kiện quy hoạch địa điểm, xây dựng cửa hàng giới thiệu và bán nông sản hữu cơ tại trung tâm, trị giá 36 triệu đồng. Năm 2011, UBND huyện đã hỗ trợ kinh phí về xét nghiệm đất, lắp đặt hệ thống đường điện, xây dựng bể chứa nước, mua máy bơm, đào giếng với trên 200 triệu đồng. Cùng với việc hỗ trợ kinh phí của huyện, liên nhóm đã tranh thủ các nguồn vốn khác phục vụ cho tiêu thụ các sản phẩm trên thị trường, xét cấp chứng nhận PGS. Bên cạnh đó, các học viên khi tham gia chương trình NNHC được tập huấn và cấp chứng chỉ nghề về NNHC, từ đó, lựa chọn những học viên nông dân cùng địa phương, sở thích ham làm giàu để thành lập các nhóm. Mỗi nhóm có số hoạt động như mua hạt giống, chế phẩm sinh học, phân chuồng, tiếp thị và ký hợp đồng mua, bán, làm các mô hình thí nghiệm nhằm cải tạo đất và quản lý được sâu, bệnh.

 

Theo ông Đỗ Viết Liêm, Chủ tịch HND huyện, khó khăn của chương trình NNHC phần lớn thiếu đất tập trung, thiếu nước về mùa khô, vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng ít, kiến thức sâu bệnh, chăm sóc cho cây trồng chưa được tập huấn nhiều. Bên cạnh đó, chủng loại rau, củ, quả số lượng ít, chưa đa dạng, mẫu mã chưa bắt mắt, không đồng đều, áp dụng kỹ thuật yếu, chưa có tính chuyên nghiệp trong SX-KD, việc tuân thủ quy trình SX và các dịch vụ kèm theo còn hạn chế. Hầu hết các nhóm đã ký hợp đồng nhưng chưa nắm rõ nội dung hợp đồng, cung cấp, tiêu thụ mất cân đối, thời gian giao, vận chuyển sản phẩm còn bất cập. Liên kết giữa các thành viên trong nhóm chưa chặt chẽ, thu nhập thấp, ảnh hưởng tâm lý của các hội viên.  

 

Đồng chí Hoàng Văn Đức, Bí thư Huyện uỷ Lương Sơn cho biết thêm: Mô hình NNHC được xác định là hướng đi đúng đắn, lâu dài của huyện, mang lại thu nhập cao cho người dân, BVMT, góp phần chống biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng và người SX, giúp cân bằng sinh thái, tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng. Thời gian tới, huyện sẽ  mở rộng diện tích ở một số xã với khoảng 10-15 ha, duy trì và nâng cao chất lượng các nhóm NNHC đã có, mở rộng quy mô, diện tích, địa bàn, chủng loại, chất lượng sản phẩm giúp bà con giảm nghèo nhanh và bền vững. Mô hình NNHC tại huyện đang tạo động lực cho nhiều nông dân thoát nghèo, hướng đến SXHH để làm giàu.

 

 

                                                                          Tuấn Hưng

 

 

Các tin khác


Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 36,39% so với cùng kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 3 của tỉnh ước đạt 160,596 triệu USD, tăng 0,65% so với tháng trước; lũy kế 3 tháng đầu năm đạt 477,568 triệu USD, tăng 36,39% so với cùng kỳ, thực hiện 23,88% kế hoạch năm.

Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục