Nỗ lực vượt khó, các doanh nghiệp may mặc  vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định, đảm bảo việc làm và quyền lợi cho người lao động. Ảnh chụp tại Công ty CP May xuất khẩu 3-2 Hòa Bình.

Nỗ lực vượt khó, các doanh nghiệp may mặc vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định, đảm bảo việc làm và quyền lợi cho người lao động. Ảnh chụp tại Công ty CP May xuất khẩu 3-2 Hòa Bình.

(HBĐT) - Nông nghiệp chịu ảnh hưởng bất lợi từ thời tiết. Công nghiệp loay hoay tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy SX-KD. Thương mại, dịch vụ bị thách thức bởi tình hình lạm phát. Lĩnh vực tài chính, tiền tệ cũng "nóng” không kém với sự “nhảy múa” của các con số... Trong 7 tháng năm nay, đối mặt với áp lực lớn, kinh tế tỉnh ta đã gồng mình vượt khó và đạt những kết quả đáng ghi nhận.

 

Nông nghiệp chịu ảnh hưởng bất lợi từ thời tiết. Công nghiệp loay hoay tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy SX-KD. Thương mại, dịch vụ bị thách thức bởi tình hình lạm phát. Lĩnh vực tài chính, tiền tệ cũng “nóng” không kém với sự “nhảy múa” của các con số... Trong 7 tháng năm nay, đối mặt với áp lực lớn, kinh tế tỉnh ta đã gồng mình vượt khó và đạt những kết quả đáng ghi nhận.

 

Chưa có thống kê cụ thể nào về mức độ ảnh hưởng của thời tiết đến tình hình sản xuất nông nghiệp nhưng điểm  lại diễn biến chính từ đầu năm đến nay có thể thấy phần nào những bất lợi dồn dập mà người nông dân gặp phải: rét đậm kéo dài xuất hiện từ đầu năm. Từ tháng 4 đến đầu tháng 6 liên tiếp các đợt nắng nóng với nhiệt độ cao phổ biến 38 - 400C. Từ giữa tháng 6 đến nay có những đợt mưa to kéo dài kèm theo giông và lốc xoáy cục bộ. Theo Sở NN& PTNT, thời tiết diễn biến phức tạp đã gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất vụ chiêm xuân, sản xuất vụ mùa - hè - thu cũng bị chi phối ít nhiều khi rơi đúng vào mùa mưa bão. Tuy nhiên, với quyết tâm vượt khó, ngành nông nghiệp vẫn hoàn thành tốt kế hoạch, mức tăng trưởng của ngành trong 6 tháng đầu năm đạt 2,7%, tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 953 tỷ đồng, vụ mùa, hè thu đang được triển khai thuận lợi.

 

Có thể thấy, công nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất bởi tình hình lạm phát. Bằng chứng là chi phí đầu vào và lãi suất vẫn ở mức cao, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm, hàng tồn kho nhiều khiến không ít doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hụt hơi. Đối phó với cơn bão lạm phát, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, nhiều doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất hoặc giải thể. Theo số liệu UBND tỉnh cung cấp, trong 7 tháng đầu năm 2012 có 57 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động SXKD. Tính đến ngày 10/6/2012, toàn tỉnh có 749/2.120 doanh nghiệp vi phạm Luật Doanh nghiệp hoặc bỏ địa chỉ kinh doanh do gặp khó khăn, chiếm 35,36% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, do SXKD đình đốn nên trong số 2.188 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh, chỉ có dưới 20% doanh nghiệp kê khai có số thuế phát sinh, còn lại là doanh nghiệp không phát sinh thuế (âm thuế), không kinh doanh và không nộp tờ khai thuế. Đáng lo ngại là ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng có số thuế nộp ngân sách thấp hơn nhiều so với cùng kỳ những năm trước. 

 

Chia sẻ với doanh nghiệp, tỉnh đã quyết liệt triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SXKD và hỗ trợ thị trường. Trong đó, chính sách tiền tệ, tài khóa được thực hiện linh hoạt, hiệu quả, không những góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp mà còn mở ra những cơ hội mới giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển. Kết quả trong 7 tháng đầu năm, giá trị sản xuất CN-TTCN đạt trên 2.435 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2011, thực hiện 55,7% kế hoạch năm. Trong đó, kinh tế Nhà nước (không tính Công ty thủy điện Hòa Bình) đạt 394,8 tỷ đồng, tăng 5,6%; kinh tế ngoài quốc doanh đạt trên 1.717 tỷ đồng, tăng 18%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 323 tỷ đồng, tăng 27,5%. Đặc biệt, doanh thu SXKD tại các KCN trong tỉnh đạt 949,9 tỷ đồng, riêng trong tháng 7 các doanh nghiệp nộp ngân sách trên 13 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2011. Đây là những kết quả đáng ghi nhận, cho thấy quyết tâm của cả doanh nghiệp và chính quyền địa phương trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều thách thức.

 

Xác định KT-XH những tháng cuối năm tiếp tục gặp nhiều khó khăn, vừa qua, Thường trực UBND tỉnh đã làm việc với lãnh đạo các huyện, thành phố nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ thời gian tới. Tại các buổi làm việc, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định nỗ lực vượt khó của các cấp, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp. Đồng chí nhấn mạnh: Thời gian tới, KT-XH tỉnh tiếp tục chịu nhiều thách thức. Chính vì vậy cần tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trong bối cảnh nhiều khó khăn, tỉnh phấn đấu hoàn thành mức tăng trưởng theo kế hoạch và kiên trì giữ vững các mục tiêu đã đề ra cho năm 2012.

 

Trong nhóm giải pháp trọng tâm sẽ thực hiện thời gian tới, tỉnh chủ trương đẩy mạnh việc giải ngân các công trình, dự án sử dụng ngân sách Nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốn, doanh thu để tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách. Về nỗ lực kiềm chế lạm phát, UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường kiểm soát giá cả, theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa. Hướng chỉ đạo này tiếp tục phát huy hiệu quả khi tháng 7 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh đã giảm 1,07% so với tháng 6 và chỉ tăng 0,64% so với tháng 12/2011. Các nhóm hàng giảm mạnh là giao thông, bưu chính viễn thông giảm 2,9%; hàng thực phẩm và dịch vụ ăn uống giảm 2,68%; các nhóm hàng khác giữ ổn định. Diễn biến này một lần nữa cho thấy nền kinh tế đang phát triển theo hướng tích cực, tạo đà thuận lợi để tỉnh hoàn thành kế hoạch KT-XH năm 2012.

 

                                                                                   Thu Trang

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục