Anh Lê Duy Biền cùng vợ và các con.

Anh Lê Duy Biền cùng vợ và các con.

(HBĐT) - Năm lên 8 tuổi bị tai nạn ô tô. Lần đó Lê Duy Biền ở tiểu khu Thạch Lý, Thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) mất đi một cánh tay. Học hết cấp 3 anh quyết định ở nhà lập nghiệp. Đến nay, 27 tuổi anh đã gây dựng được cơ đồ mà nhiều người lành lặn vẫn khó có thể làm nổi: Nhà 2 tầng, ô tô chở hàng với thu nhập trừ chi phí mỗi năm trên 100 triệu đồng.

 

Hầu như ở thị trấn Đà Bắc ai cũng biết đến Biền, anh dễ để mọi người biết đến không chỉ vì có một tay, Biền nổi tiếng trong vùng bởi tài đi buôn bán. Năm 1985 gia đình của Biền chuyển từ Thanh Hoá lên vùng kinh tế mới tại xã Yên Hoà, huyện Đà Bắc. Hôm đó, Biền cùng bố đi trên một chuyến xe, do đường lên Yên Hoà quá hiểm trở, chiếc xe đã bị lật. Biền văng ra khỏi xe và bị thành xe cán đứt một cánh tay trái cùng với nhiều vết thương trên người. Biền liên tục gọi bố trong tiếng thất thanh: “Bố ơi cứu con”. Nhìn con bị thương quá nặng và liên tục gọi bố, ông Đồng đau đớn đến quặn lòng. Biền được chuyển ngay xuống Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình để cứu chữa, sau đó phải chuyển xuống Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Được chữa trị kịp thời cậu bé Biền đã qua khỏi cơn nguy kịch. Khi Biền ra viện, việc khó khăn nhất là đến trường. Biền mới bắt đầu đi học với một cánh tay. Biền gặp rất nhiều khó khăn.  Biền kể: Chẳng biết suy nghĩ gì nên tôi không biết buồn. Đi học vẫn vô tư chơi đùa cùng các bạn như thường. Học đã khó, mọi sinh hoạt lại khó gấp bội. Làm cái gì cũng đập vào chân. Vừa đi học, vừa phụ giúp gia đình, đến năm 1996 Biền đã hoàn thành chương trình PTTH.

 

Nhà Biền vốn có nghề kinh doanh, buôn bán. Năm anh em mỗi người một lĩnh vực nhưng đều là những người kinh doanh hàng hóa có tiếng trong huyện. Sau khi rời khỏi ghế nhà trường, Biền vẫn quyết định chọn nghề đi kinh doanh. Quyết định đó đã làm mọi người ngạc nhiên. Thế nhưng anh đã chọn lựa thì không có ai có thể ngăn cản. Với một người lành lặn đã đành với anh bị mất một cánh tay mà đi buôn bán thì vất vả gấp bội. Ban đầu Biền đi mua bán thịt bò thịt bò và để có hàng bán Biền phải xuống tận các lò mổ ở Hà Tây lấy. Từ Đà Bắc đến lò mổ ngót nghét cả trăm cây số, Biền phải đi từ lúc 2h sáng. Lấy hàng xong lại quay về đón vợ rồi lên các xã miền núi bán. Công việc của anh cứ đều đặn như vậy suốt trong nhiều năm liền. Rồi anh chuyển sang buôn, bán cá từ Trung Hà (Phú Thọ) và gặp hàng gì thì mua hàng đó từ dưới xuôi lên các xã vùng cao của huyện Đà Bắc.

 

Cũng nhờ những chuyến đi mua, bán hàng, anh đã gặp chị Nguyễn Thị Hương, vợ anh bây giờ. Cảm phục trước nghị lực của anh, ngay lần đầu gặp gỡ Hương đã đem lòng yêu Biền. Năm 1993 anh chị tổ chức đám cưới. Giờ đây trong ngôi nhà ở tiểu khu Thạch Lý, thi trấn Đà Bắc luôn ngập tràn niềm hạnh phúc. Các con của anh chị đã đều khoẻ mạnh ngoan ngoãn. Anh Biền kể: Trước đây vợ chồng em vất vả lắm mỗi lần đi lấy hàng phải dậy từ 2 giờ sáng đi xe máy. Năm ngoái tích cóp được ít tiền em mua ô tô trị giá hơn 100 triệu đồng. Giờ hai vợ chồng đi lấy hàng từ hôm trước rồi đến sáng hôm sau mới về. Mưa nắng cũng đỡ vất vả hơn nhiều. Anh cho biết: bây giờ em đi mua bán nhiều hàng chủ yếu măng, hoa quả mang về dưới xuôi bán và mang cá ngược lên vùng cao. Mỗi năm ngoài chi phí vợ chồng cũng bỏ ra được khoảng 100 triệu đồng để tích lũy nuôi con cái học hành.

 

Ngoài sự chịu thương chịu khó làm ăn anh Biền luôn vun đắp cho hạnh phúc gia đình, giáo dục con cái chấp hành tốt chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Tham gia hưởng ứng và thực hiện đầy đủ các phong trào và hoạt động tại khu dân cư. Anh trở thành tấm gương sáng cho nhiều thế hệ ở thị trấn Đà Bắc về một người khuyết tật có ý chí vươn lên làm giàu cho gia đình đình và xã hội đúng với lời Bác dạy “Tàn mà không phế”.

 

 

                                                                          Việt Lâm

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục