Gia đình ông Bùi Đức Hiển ở xóm Chiềng 5 phá tường bao để nhường đất, tài sản làm đường NTM.

Gia đình ông Bùi Đức Hiển ở xóm Chiềng 5 phá tường bao để nhường đất, tài sản làm đường NTM.

(HBĐT) - Về Kim Bôi nhiều người đánh giá: không có xã nào như Vĩnh Đồng; đường xóm rộng nhất, cấy nhanh nhất, gặt nhanh nhất, trồng màu thu nhập cao nhất... Để mục sở thị câu nói trên, chúng tôi có dịp về Vĩnh Đồng.

 

Sân nhà mình hẹp đi, đường xóm mình rộng hơn

Trước cửa nhà ông Bùi Đức Hiển ở xóm Chiềng 5, Vĩnh Đồng trông như một công trường. Người đập tường, người đào gốc cây, người đào móng xây tường mới. Ông cho biết: Sáng nay nhà tôi vừa phải dỡ 58m tường bao để xây lùi lại vào sân nhà mình. Tiếc nhất là hai cây nhãn cổ thụ trồng từ hồi chống Mỹ giờ phải đào cả gốc lên. Thấy cũng tiếc nhưng nghĩ đường xóm mình rộng ra, sạch hơn, ô tô vào tận cửa nhà nên cũng mừng. Sân nhà mình hẹp đi, đường ngõ xóm mình rộng hơn cũng thấy sướng. Khi xây lại tường nhà mình mất hơn 10 triệu đồng mua vật liệu, còn công, bà con trong xóm giúp. Anh Quách Đình Chung- Trưởng xóm Chiềng 5 cho biết: thực hiện chủ trương xây dựng NTM về giao thông đường liên xóm. Con đường xóm trước đây 4,5 m giờ mở rộng lên 6 m. Để công bằng các hộ hai bên đường phải xây tường bao, công trình khác của gia đình vào trong sân. Chúng tôi tổ chức họp xóm vận động bà con hiến đất, hiến tài sản làm đường. Lúc đầu, nhiều nhà băn khoăn nhưng vận động nên họ cũng đồng tình. Nhiều nhà sau khi đập tường đi xây vào mất hàng chục triệu đồng. Mỗi hộ đóng góp một nhân công. Xóm thành lập 3 nhóm: nhóm dọn cây, nhóm phá tường và nhóm xây dựng tường.  Đoạn đường của xóm dài 170 m có 11 hộ phải tháo dỡ tường, chặt cây mở rộng đường. Nhiều hộ có tài sản lớn như cây cổ thụ lâu năm, tường rào xây kiên cố, tự nguyện tháo dỡ mở rộng thêm đường.

 

Ông Quách Đình Khang nhà gần đó cho biết: Nhà tôi cũng phải dỡ 50 m tường rào để xây lại. Tuy mình thiệt hại ít đất, tiền mua vật liệu nhưng về lâu dài được lợi có con đường rộng chính mình đi. Sau này có ô tô vào tận nhà cũng sướng. Ủng hộ phong trào xây dựng NTM hiện tại các xóm Chanh Cả, Chanh Trên, Sống Dưới, Cốc đã triển khai tháo dỡ tường rào, công trình của gia đình để hiến đất, hiến tài sản để đường thông, hè thoáng đạt tiêu chuẩn NTM.

 

Ruộng ít thửa, cấy nhanh hơn

 

Từ năm 2006, Vĩnh Đồng là xã đầu tiên của huyện Kim Bôi triển khai dồn điền - đổi thửa để chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Ông Bùi Văn Tiến- Trưởng xóm Chiềng 3 cho biết: Cả xóm có 84 hộ canh tác trên diện tích gần 8 ha. Những năm trước, ruộng các hộ nhiều. Có khu khu ruộng có hộ tới 4 mảnh. Nếu tính mảnh, trung bình mỗi hộ từ 9-12 mảnh. Khi triển khai dồn điền - đổi thửa, hộ nhiều nhất chỉ có 4 mảnh. Khi mảnh ít đi, các hộ tiện canh tác, tập trung đầu tư, nhiều hộ chuyển hẳn sang trồng màu. Đến nay có 60 hộ trồng mía tím, ngoài ra còn trồng 2 ha củ đậu, 3 ha ngô … Thâm canh tăng năng suất cây lúa cũng được bà con chú trọng từ 50 tạ/ha lên đến 58 tạ/ha, có hộ đạt 100 tạ/ha. Thu nhập của bà con đạt trên 8 triệu đồng/năm/người. Nhiều hộ đạt trên 10 triệu đồng như hộ gia đình ông Bùi Văn Hùng dồn điền - đổi thửa chuyển đổi từ lúa sang trồng nhãn Lào Táo, đậu, lạc.. Gia đình ông Bùi Văn Lâm B trồng lúa xen trồng màu, củ đậu, dưa chuột… Không dừng lại ở đó, hiện bà con xóm Chiềng 3 đề xuất UBND xã trong thời gian tới dồn vào 1 mảnh ruộng. Có thể nói từ khi dồn điền - đổi thửa, đất ở Vĩnh Đồng không ngừng nghỉ. Đời sống của bà con cũng được nâng lên.

 

Đồng chí Bùi Đức Òm, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã cho biết: Hưởng ứng chủ trương của huyện, tỉnh, 100% số hộ của 12 xóm đã tham gia. Trước đây, trung bình mỗi hộ có từ 6-9 mảnh ruộng, có mảnh cách nhau đến 3 km nhưng mảnh ruộng đó có khi chỉ 100- 200 m2. Đến nay, dồn điền - đổi thửa chỉ còn 3-4 mảnh. Từ khi số mảnh ruộng giảm đi, bà con chăm ra thăm đồng hơn, đầu tư nhiều hơn cho mảnh ruộng của mình. Trước đây, nhiều người nghĩ mảnh ruộng của mình nhỏ, bón phân cho lúa chỉ sợ trôi sang nhà khác. Giờ ruộng mình rộng hơn, bà con đầu tư gấp 3 lần trước. Do ít mảnh ruộng nên không phải di chuyển nhiều, bà con cũng cấy, gặt, chăm sóc lúa cũng nhanh hơn. Trước đây, theo kế hoạch của phòng NN&PTNT, xã triển khai cấy lúa từ 7-10 ngày mới xong, nay chỉ 3 ngày cả làm đất. Gặt lúa cũng vậy, chỉ 2-3 ngày là cả xã đã xong. Bà con cũng chăm ra thăm đồng hơn vì ít phải đi nên việc phát hiện, xử lý sâu bệnh nhanh hơn trước. Năng suất lúa cũng tăng lên từ trung bình 55 tạ lên 62 tạ/ha, có hộ còn đạt 80-90 tạ/ha. Trước đây chuyện trồng cây màu, vụ đông là chuyện xa xỉ ở Vĩnh Đồng vì nhiều người nghĩ diện tích nhỏ, trồng không bõ nhặt, nay ngoài đầu tư chăm sóc lúa ở những diện tích đất lúa, một vụ bà con chuyển sang trồng ngô, củ đậu, khoai tây, dưa chuột, củ đậu, lạc, cây ăn quả… Có diện tích chuyển hẳn sang trồng màu vì bà con tính nếu có nước, cấy lúa và vụ đông chỉ được 3 vụ. Trong khi đó trồng màu được 5 vụ thu hoạch nên hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Từ đó, đời sống của bà con được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện chỉ còn 7,9%, thu nhập bình quân đầu người đạt 10,08 triệu đồng, bình quân lương thực 484 kg/người, 100% tỷ lệ trẻ em đến trường. Tình hình an ninh ổn định. Triển khai xây dựng NTM xã được UBND tỉnh chọn là xã điểm trong 39 xã và 5 xã của huyện Kim Bôi. Hiện nay, xã đã đạt 5/19 tiêu chí, trong đó có tiêu chí đạt 100% như quy hoạch, điện lưới, giao thông, thủy lợi, hệ thống chính trị. Đến hết năm nay, xã phấn đấu đạt 5 tiêu chí nữa. đồng chí Bùi Đức Òm cho biết thêm: với sự đồng lòng của cấp ủy, chính quyền, nhân dân Vĩnh Đồng, con đường xây dựng NTM của xã sẽ sớm về đích.

 

                                                                        Việt Lâm

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục