Cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đà Bắc xử lý dữ liệu hồ sơ cấp GCN QSD đất cho các hộ, cá nhân có nhu cầu cấp GCNQSD đất.

Cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đà Bắc xử lý dữ liệu hồ sơ cấp GCN QSD đất cho các hộ, cá nhân có nhu cầu cấp GCNQSD đất.

(HBĐT) - Còn gần 2 tháng nữa, huyện Đà Bắc phải hoàn thành mục tiêu kế hoạch cơ bản cấp xong GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn. Các biện pháp thực hiện đang được huyện tăng cường và tập trung chỉ đạo.

 

Theo đồng chí Bùi Thanh Phán, Trưởng phòng TN & MT huyện, có cả thuận lợi và không ít khó khăn trong triển khai cấp GCNQSD đất trong năm 2013. Thuận lợi là địa phương có 2 tổ chức có diện tích đất cấp lớn gồm khu BTTN rừng Pu Canh và lâm trường Tu Lý. Bên cạnh đó, tiến độ cấp GCN đối với đất ở đã cơ bản hoàn thành, có xã đạt khối lượng xấp xỉ 100% như xã Cao Sơn, thị trấn Đà Bắc. Riêng cấp GCNQSD đất lâm nghiệp cũng có nhiều thuận lợi thông qua triển khai Quyết định 672 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, địa bàn huyện đã hoàn thành cấp GCNQSD đất lâm nghiệp, tiến hành trao GCN mới trực tiếp tới tay hộ gia đình, cá nhân và thu hồi GCN cũ tại xã, xóm.

 

Khó khăn, vướng mắc lớn nhất với công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn là chưa được đầu tư đo đạc chính quy. Các xã còn sử dụng tài liệu, bản đồ đo đạc từ những năm 1990 và một số tài liệu khác nên hồ sơ tài liệu chắp vá, lạc hậu. Việc lập hồ sơ cấp GCNQSD đất chủ yếu dựa vào người dụng đất tự kê khai và đo đạc thủ công nên độ chính xác không cao. Thêm vào đó, người sử dụng đất ở một số xã, đặc biệt, xã xa trung tâm còn chưa quan tâm đến quyền lợi, nghĩa vụ, chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết của việc có GCN nên  kê khai không đúng, đủ diện tích vì sợ phải nộp thuế nhiều, gây khó cho kê khai lập hồ sơ cấp GCNQSD đất.

 

Trong năm, nhiều biện pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSD đất đã được huyện tổ chức thực hiện. Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo cấp GCNQSD đất của huyện đã giao nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách các xã, thị trấn cùng cán bộ phụ trách cơ sở tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tư vấn đến các hộ dân  về chế độ, chính sách, thủ tục liên quan nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, giúp người sử dụng đất yên tâm, chủ động khai thác tốt mọi tiềm năng đất được giao, hiểu, chấp hành tốt pháp luật về đất đai. Cán bộ địa chính xã, trưởng xóm, thôn được tập huấn, hướng dẫn phương pháp đo đạc, thống kê chính xác. Huyện cũng thuê đơn vị tư vấn đo đạc phối hợp tham gia đo đạc ở những xã có diện tích cần đo đạc, thống kê lớn như Cao Sơn, Tu Lý, Yên Hòa, Hiền Lương. Nhờ có hỗ trợ về máy móc, thiết bị từ đơn vị tư vấn đo đạc, thời gian được rút ngắn, đảm bảo khối lượng công việc.   

 

Từ tháng 8 đến nay, huyện tập trung triển khai cấp GCNQSD đất đồng loạt  trên tất cả các loại đất cần được cấp GCN. Tổ giúp việc BCĐ rà soát, bổ sung đầy đủ các thửa đất trên địa bàn từng xã, thị trấn chưa được cấp GCN và phân loại đối tượng sử dụng đất, loại đất, nguồn gốc sử dụng đất để có phương án xử lý từng loại đất và đối tượng sử dụng đất. Với chỉ tiêu được giao của năm là 5.626 GCN, 8.520 ha diện tích đất cần cấp, tính đến hết tháng 10, huyện đã tiến hành cấp 3.482 giấy, đạt 62%; diện tích đã cấp 5.167 ha, đạt 60,6%. Huyện phấn đấu trong tháng 11 cấp 1.572 GCN, 3.224 ha và tháng 12 cấp 569 GCN, 110 ha. Như vậy, đến cuối năm sẽ cấp GCNQSD đất đạt 100% kế hoạch cấp GCN cần cấp và 99,8% diện tích đất cần cấp.

 

 

                                                                            Bùi Minh 

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục