Lãnh đạo Sở NN&PTNT và UBND huyện Yên Thủy khảo sát tình hình tiêu thụ sản phẩm bí xanh an toàn của xóm Vố (xã Hữu Lợi) – 1 trong 5 điểm thực hiện dự án.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT và UBND huyện Yên Thủy khảo sát tình hình tiêu thụ sản phẩm bí xanh an toàn của xóm Vố (xã Hữu Lợi) – 1 trong 5 điểm thực hiện dự án.

(HBĐT) - Ngày 15/5, UBND huyện Yên Thủy tổ chức hội nghị sơ kết dự án xây dựng mô hình cánh đồng lớn về sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo an toàn thực phẩm, triển khai kế hoạch thực hiện mô hình mở rộng trong những vụ tiếp theo.

 

Thực hiện dự án trên, trong vụ đông - xuân 2013-2014, huyện Yên Thủy đã xây dựng 5 mô hình cánh đồng lớn về sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo ATTP tại 4 xã: Bảo Hiệu, Phú Lai, Hữu Lợi, Đoàn Kết với tổng diện tích 25 ha. Đây là dự án đầu tiên được huyện triển khai theo mô hình cánh đồng lớn và thực hiện theo quy trình sản xuất an toàn. Dự án có tổng vốn đầu tư trên 2,3 tỷ đồng, trong đó, các hộ tham gia mô hình đóng góp trên 1,9 tỷ đồng, ngân sách huyện hỗ trợ gần 400 triệu đồng, UBND huyện hỗ trợ một phần vật tư, kinh phí tập huấn, chỉ đạo kỹ thuật, kinh phí kiểm định sản phẩm, chi phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo ATTP, thiết bị xử lý thuốc BVTV.

 

Dự án đã thu hút 182 hộ tham gia, chia thành 12 nhóm hộ, sản xuất tại 5 điểm (mỗi điểm 2-3 nhóm sản xuất), thời gian thực hiện từ tháng 12/2013, thời gian gieo trồng từ 25/1 – 15/2, sử dụng giống bí sặt GS do Công ty CP xuất nhập khẩu GS Việt Nam sản xuất và cung ứng. Nhìn chung, các hộ tham gia mô hình đều thực hiện đúng quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn đã được hướng dẫn. Kết quả theo dõi thực tế tại mô hình cho thấy: tỷ lệ nảy mầm của giống đạt >85%, cây phát triển khỏe nhưng giai đoạn cây con sinh trưởng kém do ảnh hưởng bất lợi của thời tiết. Mật độ trồng trung bình 900 dây/sào, số dây cho quả đạt 60%, trọng lượng quả bình quân 1,3 kg, năng suất bình quân 702 kg/sào (tương đương 19,45 tấn/ha), chỉ bằng 38,9% tiềm năng năng suất của giống (nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, năng suất bình quân có thể đạt 25-30 tấn/ha).

 

Tại hội nghị, các đại biểu đã đánh giá cao kết quả thực hiện dự án khi bước đầu tạo được vùng sản xuất lớn theo quy trình kỹ thuật thống nhất gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sản lượng lớn sản phẩm được cấp chứng nhận đảm bảo ATTP, làm thay đổi tư duy, tập quán canh tác của người nông dân, thân thiện với môi trưởng, hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng truyền thống. Hội nghị đã thống nhất tiếp tục triển khai mô hình sản xuất bí xanh an toàn trong các vụ tiếp theo, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và xúc tiến các hoạt động để mở rộng thị trường, ổn định về giá cả và đầu ra cho sản phẩm.

 

 

 

                                                                    Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục