Tận dụng những chân ruộng 1 vụ, gia đình chị Bùi Thị Vui, xóm Lạng, xã Kim Bình (Kim Bôi) phát triển mô hình chăn nuôi gà thả đồng, tăng thu nhập cho gia đình.

Tận dụng những chân ruộng 1 vụ, gia đình chị Bùi Thị Vui, xóm Lạng, xã Kim Bình (Kim Bôi) phát triển mô hình chăn nuôi gà thả đồng, tăng thu nhập cho gia đình.

(HBĐT) - Trước đây, sau khi thu hoạch vụ lúa mùa, hầu hết những chân ruộng một vụ ở xã Kim Bình (Kim Bôi) bỏ hoang. Tuy nhiên, bằng cách làm sáng tạo, chịu khó của mình, những nông dân ở đây đã biến những chân ruộng 1 vụ thành bãi chăn thả nuôi gà mang lại giá trị kinh tế cao và tận dụng được nguồn phụ phẩm nông sản của gia đình.

 

Từ nhiều năm nay, sau khi thu hoạch xong vụ mùa, hai vợ chồng chị Bùi Thị Vui, xóm Lạng, xã Kim Bình lại phải tìm việc làm thêm để tăng thu nhập cho gia đình trong những tháng cuối năm. Công việc làm thêm vất vả nhưng tiền công chẳng đáng là bao nên cuộc sống của gia đình chị Vui gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy, nếu cứ “bán sức lao động”, dù vất vả cũng không thể khấm khá được, chị Vui bàn với chồng tìm cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật - nuôi để tận dụng được những chân ruộng 1 vụ. Qua tìm hiểu thấy một số hộ trong xóm nuôi gà ta ngay trên những chân ruộng 1 vụ vừa dễ nuôi lại đầu tư ít, gia đình chị quyết định vay vốn ngân hàng CSXH huyện thông qua tín chấp của Hội Phụ nữ xã để dựng chuồng trại, mua con giống phát triển mô hình chăn nuôi gà thả đồng. Ban đầu, do chưa nắm rõ kỹ thuật chăm sóc gà thả đồng nên chị Vui chỉ nuôi vài chục con, vừa nuôi, vừa rút kinh nghiệm. Nhờ cần cù, ham học hỏi và biết cách áp dụng KH-KT, chị Vui nhận ra rằng nuôi gà thả đồng dễ chăm sóc, đàn gà phát triển nhanh và đều, tận dụng được các phụ phẩm nông sản của gia đình như ngô, cám gạo, cây chuối, ngoài ra, nuôi gà thả đồng tận dụng được nguồn phân bón trực tiếp cho cây trồng. Từ vài chục con ban đầu, đến nay, gia đình chị mạnh dạn thả một lứa từ 200 - 300 con. Vào dịp bán Tết, giá trung bình 120.000 đồng/ kg, anh chị thu từ 15 - 20 triệu đồng/năm. Ngoài ra, chị cũng được bán trứng thường xuyên. Nhờ mô hình này cùng với nhận thầu đất trồng bí xanh, năm 2013, gia đình chị Vui thoát khỏi hộ nghèo của xã.  

Cũng như gia đình chị Vui, hiện nay, nhiều hộ nông dân ở xã Kim Bình đã phát triển mô hình này nhằm tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình. Theo chị Bùi Thị Hoan, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Kim Bình, toàn xã có hơn 200 hội viên phụ nữ xã phát triển mô hình gà thả đồng, trong đó có nhiều hộ thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Để giúp các hộ phát triển mô hình, Hội phụ nữ xã đã tín chấp giúp các hộ vay vốn từ Ngân hàng CSXH huyện với lãi suất thấp để đầu tư con giống và chuồng trại ban đầu. Ngoài ra, xã cũng đã phối hợp với Trạm KN -   KL huyện tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và cách phòng bệnh trên đàn gà. Chính vì vậy, hầu hết các hộ dân đều chủ động tiêm phòng định kỳ cho đàn gà, chủ động nguồn thức ăn thêm và đầu tư hệ thống chuồng trại đảm bảo thoáng, ấm và tránh gió lùa nên gà ít bị bệnh, bị chết.  

Bên cạnh giá trị kinh tế, mô hình gà thả đồng còn có nhiều   lợi ích khác như tận dụng được nguồn thức ăn ngoài đồng ruộng; hạn chế dịch bệnh, tránh xa được KDC nên giảm ô nhiễm môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, gà thả ngoài ruộng sẽ thải ra một nguồn phân rất lớn cho đất, làm cho đất tơi xốp. Mô hình này đang được nhân rộng ra nhiều xã khác của huyện Kim Bôi.       

 

                                                                                   P.L

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục