Chè shan tuyết là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ dân tộc Mông xã Pà Cò.

Chè shan tuyết là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ dân tộc Mông xã Pà Cò.

(HBĐT) - Theo đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở 2 xã vùng đề án 03/ĐA – TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại xã đặc biệt khó khăn Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) được tổ chức thực hiện theo hướng tăng mạnh những sản phẩm có giá trị, lợi thế cạnh tranh của địa phương như ngô, chè shan tuyết.

 

Cụ thể là năm 2014, Chi cục PTNT đã nghiên cứu sử dụng nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng NTM mở hội nghị tuyên truyền, vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phổ biến pháp luật về lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn cho nhân dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn lồng ghép chương trình 135 với tổng kinh phí 480 triệu đồng đã xây dựng các mô hình sản xuất. Trong đó có 1 mô hình hỗ trợ phân bón với kinh phí 240 triệu đồng tại xã Pà Cò. Tại xã Hang Kia với kinh phí 240 triệu đồng thực hiện 3 mô hình gồm mô hình nuôi gà chọi hỗ trợ 40 triệu đồng cho hộ tham gia mua con giống, thức ăn chăn nuôi ban đầu, mô hình thâm canh cây trồng hỗ trợ 150 triệu đồng mua phân bón và mô hình cải tạo đàn bò vàng hỗ trợ giống bò cái giống địa phương cho 10 hộ tham gia mô hình, kinh phí 50 triệu đồng.

 

Ngoài ra, chương trình NTM còn sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giúp 2 xã làm đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí 800 triệu đồng, mỗi xã thực hiện 1 công trình, mỗi công trình trị giá 400 triệu đồng. Công tác tuyên truyền, phổ biến các mô hình, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả trong đồng bào Mông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thay thế cây có chứa chất ma túy như mô hình trồng xoan lai, ngô lai, chế biến chè shan tuyết, chăn nuôi lợn sinh sản, gà, lợn bản địa… được chú trọng, bước đầu phát huy hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế đồng thời cải thiện đáng kể nguồn thu nhập cho bà con.

 

Để góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH, ổn định an ninh, chính trị vùng đồng bào dân tộc Mông, trong năm tiếp theo, Sở NN & PTNT đang triển khai thực hiện các phương án. Ngoài lãi suất tín dụng của ngân hàng cho người dân khi tập trung sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành một số chính sách như cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hoá, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2014 - 2020… Cùng với đó đẩy mạnh tuyên truyền, vận động xây dựng các mô hình chuyển đổi và tăng vụ sản xuất như vụ ngô xuân - hè và vụ ngô thu - đông (tăng vụ), tuyển chọn đưa vào sản xuất các giống lúa nương năng suất cao tại vùng đề án. Dự kiến trong năm 2015 tổ chức 10 lớp tập huấn, tuyên truyền cho nông dân về kỹ thuật, đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo phương pháp lớp học hiện trường. Đặc biệt, để thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mạnh mẽ hơn, các mô hình khuyến nông sẽ được tiếp nối thực hiện, bao gồm mô hình phát triển chăn nuôi gà bản địa quy mô 15.000 con cho 100 hộ nông dân tham gia, hỗ trợ 80% con giống, 50% giá trị thức ăn, vật tư và 100% kỹ thuật, tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm nhằm áp dụng các tiến bộ kỹ thuật phát triển nghề chăn nuôi. Một mô hình khác là mô hình cải tạo giống lợn bản địa theo hướng lợn rừng quy mô 108 con cho 100 hộ nông dân tham gia vẫn theo mức hỗ trợ như với chăn nuôi gà. Mô hình phát triển chăn nuôi bò bản địa quy mô 40 con với 40 hộ tham gia nhằm giúp các hộ thay đổi phương thức chăn nuôi cổ truyền, rút ngắn thời gian chăn nuôi. Về trồng trọt hỗ trợ mô hình trồng su su lấy ngọn quy mô 4 ha với 80 hộ tham gia, mô hình mở rộng diện tích chè quy mô 10 ha với 100 hộ tham gia nhằm mở rộng thâm canh các loại cây có giá trị cao, chủ động sản xuất tạo thành vùng nguyên liệu lớn cung cấp cho thị trường.

 

 

                                                       Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục