Nông dân xã Tử Nê (Tân Lạc) mở rộng diện tích trồng các loại cây có múi trên đất vườn, rừng.

Nông dân xã Tử Nê (Tân Lạc) mở rộng diện tích trồng các loại cây có múi trên đất vườn, rừng.

(HBĐT) - Năm 2013, Huyện ủy Tân Lạc ban hành Nghị quyết về “phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh huyện Tân Lạc giai đoạn 2013 - 2020”; năm 2014, tiếp tục ban hành Nghị quyết về “đưa cây trồng hàng năm vào diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả huyện Tân Lạc giai đoạn 2014 - 2020”. Nhìn vào dữ liệu cụ thể này có thể thấy rõ, những năm qua, huyện Tân Lạc đã trăn trở tìm hướng phát triển cho nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, hành trình đưa nghị quyết vào cuộc sống còn vướng nhiều “ụ đất mấp mô” khiến những bước đi đôi lúc còn “lạng quạng”.

 

Xuất phát từ nỗi lo: Đầu ra cho nông sản

 

Có thể nói, Tân Lạc là vùng đất tiềm năng về nông sản. Từ nhiều năm nay, người dân TP Hòa Bình cũng đã quen với các sản  vật được giới thiệu có nguồn gốc, xuất xứ từ Tân Lạc như: dưa hấu, rau su su, tỏi tía, quýt Nam Sơn, mía tím và mới lạ nhất là mặt hàng bưởi đỏ, bưởi da xanh. Khi đã trở thành hàng hóa, những loại rau, quả này được người dân nhân diện, trồng với quy mô lớn, từ đó đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: vùng mía tím gồm các xã Phong Phú, Mỹ Hòa, Phú Vinh; vùng đậu, lạc, bí xanh, dưa hấu tập trung ở các xã Mãn Đức, Gia Mô, Lỗ Sơn, Quy Mỹ, Do Nhân và thị trấn Mường Khến; vùng bưởi đỏ, bưởi da xanh ở các xã Thanh Hối, Đông Lai, nuôi cá lồng ở Ngòi Hoa. Nhìn tổng thể việc trồng trọt, chăn nuôi được phân chia thành vùng, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại đã phát triển lẻ tẻ ở hầu hết các xã trong toàn huyện - Đồng chí Bùi Thế Dân, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Lạc cho biết. Vùng mía gồm cả  mía tím, mía trắng được mở rộng và mô hình trồng các loại cây có múi (cam, quýt, bưởi) cũng đang được phát triển theo cấp số nhân.

 

Đã từng mua dưa hấu, bí xanh được bán tại huyện Tân Lạc với giá 1.000 - 3.000 đồng /kg những năm trước, đến mùa hè năm nay trở lại với Tân Lạc, một lần nữa chúng tôi lại được nghe tiếng thở dài của người nông dân khi không tìm được đầu ra cho cây mía tím. Ông Bùi Văn Bếu, Bí thư Đảng ủy xã Trung Hòa cho biết: Năm nay cả xã trồng trên 50 ha mía nhưng đến thời điểm tháng 4 vẫn còn 60% diện tích mía chưa thu hoạch được. Mọi năm, thương lái đến mua tại vườn từ 4.000 - 5.000 đồng/cây nhưng năm nay, giá xuống còn 2.000 đồng/cây cũng không ai đến hỏi mua. Nguồn thông tin này được đại diện lãnh đạo Hội Nông dân huyện xác nhận: Không chỉ ở Trung Hòa mà ở nhiều xã khác trong huyện Tân Lạc đều ở tình trạng như vậy bởi việc tiêu thụ sản phẩm nông sản trong huyện bấy lâu nay vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái nên rất khó khăn. Mặt khác, người nông dân có tâm lý trồng trọt, chăn nuôi theo phong trào nên dẫn đến đến tình trạng khủng hoảng thừa sản phẩm, tuy sản lượng được nâng lên nhưng mức thu nhập không tăng, thậm chí còn thâm hụt vốn.

 

Cần một tầm nhìn cho quy hoạch, phát triển nông nghiệp, nông thôn

 

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại diễn đàn tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH tỉnh tại huyện Tân Lạc trong tháng 4 vừa qua. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ rõ: Tân Lạc có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp, nông thôn, tuy nhiên trong thời gian qua, huyện chưa phát huy tốt những tiềm năng này biến thành thế mạnh. Trong thời gian tới, huyện cần rà soát để quy hoạch lại vùng nào phát triển cây, con gì cho phù hợp, nên lưu ý việc chuyển ruộng lúa bấp bênh sang các cây trồng khác cho hiệu quả cao hơn. Tổ chức đi học tập kinh nghiệm ở các huyện, tỉnh bạn và kết nối với doanh nghiệp để tìm đầu ra bền vững cho nông sản.

 

Thực tế, ngay từ cuối năm 2014, UBND huyện Tân Lạc đã đưa ra các nhóm giải pháp cho phát triển kinh tế trong năm 2015, trong đó nhấn mạnh: Tiếp tục thực hiện 2 Nghị quyết của Đảng bộ huyện về  “Phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh” và “Đưa cây trồng hàng năm vào diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả”. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng thâm canh để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp, theo đó, phát triển rau su su, tỏi, quýt ở vùng cao; trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh  vùng thấp gắn với thu hút đầu tư phát triển công nghệ bảo quản chế biến, mở rộng thị trường, coi đây là tiền đề để từng bước xây dựng thương hiệu tỏi, rau su su, bưởi, quýt Tân Lạc. Lộ trình đã rõ, nếu thực hiện bước đi (phần việc) một cách thận trọng, sâu sát với tầm nhìn chiến lược của các nhà quản lý, nông nghiệp, nông thôn của vùng đất cổ Mường Bi sớm hẹn ngày khởi sắc.

 

 

 

                                                                                Thúy Hằng

 

 

 

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục