Xã Sơn Thủy đã phát triển 104 ha nhãn, trong đó có gần 40 ha cho thu hoạch đem lại hiệu quả cao. Ảnh: Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thủy Bùi Văn Lực kiểm tra sự phát triển của Nhãn Hương Chi.

Xã Sơn Thủy đã phát triển 104 ha nhãn, trong đó có gần 40 ha cho thu hoạch đem lại hiệu quả cao. Ảnh: Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thủy Bùi Văn Lực kiểm tra sự phát triển của Nhãn Hương Chi.

(HBĐT) - Từ một xã vùng khó khăn, sản xuất chủ yếu thuần nông, xã Sơn Thủy đang trở thành “điểm sáng” trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện Kim Bôi. Đồng chí Bùi Văn Lực, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thủy - người tiên phong và có thâm niêm đưa các giống nhãn, trong đó có giống nhãn Hương Chi (chín muộn) về đồng đất về xã này cho biết: Sơn Thủy không nhiều điều kiện thuận lợi, diện tích đất nông nghiệp ít, việc chuyển đổi cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất là điều bắt buộc để cải thiện cuộc sống người dân.

 

Đến nay có thể khẳng định: Nhãn là cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Sơn Thủy. Cách đây hơn chục năm, qua thông tin đại chúng, một vài hộ gia đình đã mạnh dạn tìm đến Hưng Yên vùng nhãn để học hỏi kỹ thuật và đưa về trồng thử nghiệm. Từ một vài ha nhãn Hương Chi, mấy năm nay, diện tích của xã đã phát triển lên 104 ha, nhiều nhất ở xóm Khuốc, Rốc, trong đó có gần 40 ha đưa vào kinh doanh. Nhãn là cây hiệu quả cao, mật độ trung bình 300 cây/ha, năng suất bình quân sau 4 năm đạt từ 1-1,5 tạ/cây, giá bán giao động từ 18-24.000 đồng/kg, thương lái đến tận vườn đặt hàng đem lại thu nhập khá cho người dân từ 200-300 triệu đồng/ha. Đến nay, nhiều hộ trồng nhãn ở Sơn Thủy đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí như ông Bùi Văn Miến,  Bùi Văn Miển, Bùi Văn Lực (xóm Khoang), ngoài ra cũng đã có hàng chục hộ thu nhập dưới một trăm triệu đồng/ha. Đồng chí Bùi Văn Lực, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Xã đang rà soát quỹ đất, hỗ trợ người dân tiếp cận khoa học kỹ thuật để đầu tư thâm canh phát triển cây nhãn hàng hóa và thử nghiệm trồng bưởi, cam, nâng cao hiệu quả sản xuất. Từ sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ gia đình đã có của ăn của để. Nhiều gia đình xây nhà, mua ô tô đắt tiền, đầu tư mạnh cho sản xuất. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Xã có gần 650 hộ với trên 3000 nhân khẩu, đến nay thu nhập bình quân đầu người đạt trên 14 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 19,2%.

 

Trao đổi với đồng chí Bùi Văn Bộ, Phó Phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi được biết: Kim Bôi là huyện sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 35% trong cơ cấu kinh tế. Từ định hướng của UBND huyện, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả và hệ số sử dụng đất đang được các xã chủ động thực hiện. Đã xuất hiện nhiều phương thức canh tác, mô hình sản xuất hiệu quả. Cụ thể như mô hình trồng ngô xuân kết hợp với cây dược liệu ở Vĩnh Đồng, Bắc Sơn thu nhập 95 triệu đồng/ha. Trồng dưa các loại, lúa mùa, gà thả vụ ở Nam Thượng, Sào Báy, thu từ 120-60 triệu đồng/ha. Lúa xuân, lúa mùa, gà thả vụ ở Kim Bình, Trung Bì, Nam Thượng, Sào Báy thu tới 120 triệu đồng/ha. Lúa xuân, lúa mùa, khoai tây đông ở Vĩnh Đồng, Đông Bắc, Hạ Bì, Nam Thượng thu 153 triệu đồng/ha…Đặc biệt có những mô hình trồng cây ăn quả như nhãn kết hợp với trồng xen khoai sọ hoặc chăn nuôi gà thả vườn tại Thượng Bì, Sơn Thủy trong thời gia nhãn chưa có thu cũng đem lại thu nhập đạt tới 200-250 triệu đồng/ha. Trồng mía ở Vĩnh Đồng, Mỵ Hòa cũng đem lại thu nhập khá ổn định từ 80-100 triệu đồng/ha. Hiện nay, huyện Kim Bôi đang chỉ đạo các xã rà soát quỹ đất, chú trọng chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn vay phát triển sản xuất tập trung chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng phụ hợp với điều kiện thực tế, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị canh tác, từ bước nâng cao đời sống người nông dân.

 

 

Lê Chung

 

Các tin khác


"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xuất khẩu rau quả: Tiềm năng từ thị trường tỷ dân

Kể từ khi mở cửa từ đầu năm nay, Trung Quốc vẫn được đánh giá là thị trường tỷ dân đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam.

Huyện Mai Châu: Lấy ý kiến của Nhân dân về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 16/3, UB MTTQ huyện Mai Châu tổ chức hội nghị lấy ý kiến của Nhân dân xã Tân Thành, Sơn Thủy về thực hiện dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La). Dự hội nghị có đại diện MTTQ tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh và hơn 300 hộ dân của 4 xóm thuộc xã Tân Thành, đại diện xã Sơn Thủy.

Huyện Lạc Sơn gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư (NĐT), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. 

Hội Liên hiệp phụ nữ tp Hòa Bình: Đề án 939 đồng hành cùng phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Đề án 939 về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hòa Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh. Nhờ các chương trình hỗ trợ của Đề án 939 đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ.

Tổng nguồn vốn huy động đạt gần 40.600 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên toàn địa bàn đến cuối tháng 2/2023 của các tổ chức tín dụng đạt gần 40.600 tỷ đồng, tăng 0,9% so với đầu năm, trong đó, vốn huy động từ tổ chức và dân cư đạt khoảng 30.500 tỷ đồng, tăng 1,3%, huy động tiền gửi từ dân cư chiếm trên 72,5%/vốn huy động. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục