Ký kết liên kết trong tiêu thụ sản phẩm cam Cao Phong  giữa UBND tỉnh và Tổng Công ty Thương mại Hà Nội. Ảnh: P.V

Ký kết liên kết trong tiêu thụ sản phẩm cam Cao Phong giữa UBND tỉnh và Tổng Công ty Thương mại Hà Nội. Ảnh: P.V

(HBĐT) - Với sự ưu đãi của khí hậu, thổ nhưỡng, cùng sự cần cù, năng động, sáng tạo, vào những năm 1960 của thế kỷ trước, cam Cao Phong đã từng là sản phẩm được xuất khẩu sang nước bạn Liên Xô, một thị trường hết sức nghiêm ngặt và khó tính thời bấy giờ.

 

Trải qua biết bao thăng trầm do những thay đổi của cơ chế, chính sách, nhu cầu thị trường, giờ đây cam Cao Phong tiếp tục khẳng định chỗ đứng trên thị trường trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng khắt khe, cẩn trọng. Đi suốt từ Bắc vào Nam, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, những thùng cam, trái cam, những sạp hàng hoa quả được treo biển, dán nhãn cam Cao Phong - Hòa Bình với những tên gọi như cam Đoài lùn, Đoài cao, CS1, V2, cam canh... đã thu hút và được nhiều khách hàng ưa chuộng. Để có được kết quả đó, khẳng định chất lượng là yếu tố hàng đầu giúp cam Cao Phong ngày càng được quảng bá sâu rộng trên thị trường, nhất là sau khi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Cam của huyện Cao Phong vào đầu tháng 11/2014.

 

Với tổng số gần 1.700 ha cây ăn quả có múi, tập trung tại 9 xã, thị trấn trong huyện, gồm các giống chính như cam Xã Đoài, V2, CS1, đường Canh, quýt Ôn Châu. Cam Cao Phong đẹp, ngon, bổ dưỡng không chỉ nhờ khí hậu, thổ nhưỡng mà các hộ gia đình tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản. Đặc biệt, quá trình chăm sóc chỉ sử dụng phân chuồng, phân vi sinh, đảm bảo nguồn cây giống đạt chuẩn và nguồn nước tưới ổn định theo Đề án phát triển vùng cam an toàn, tập trung của tỉnh. Bên cạnh đó, để giữ vững chữ tín với khách hàng huyện đã quản lý tốt quy hoạch vùng trồng cam theo chỉ dẫn địa lý. Các hộ kinh doanh luôn thực hiện nghiêm túc cam kết không bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

 

Đi đôi với thực hiện nghiêm túc quy trình và cam kết trong SX-KD, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, việc quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm cam Cao Phong được các ngành chức năng, doanh nghiệp, HTX và các hộ kinh doanh chú trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh bằng việc lắp đặt hệ thống pa nô, áp phích, in ấn tờ rơi; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và T.Ư. Đặc biệt, UBND huyện và Công ty TNHH MTV Cao Phong, HTX Phúc Linh đã kết nối với Công ty Hapro tổ chức Tuần lễ Cam Cao Phong - Hòa Bình tại Hà Nội để giới thiệu và bán sản phẩm tại siêu thị Hapro mart Thành Công; liên kết với Công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng mở các điểm bán cố định và đại lý trên địa bàn TP Hà Nội, hướng tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Phối hợp Sở Công Thương Hà Nội, Hòa Bình tham gia bán, giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ thương mại Tây Bắc và đưa sản phẩm vào chuỗi siêu thị, các chợ đầu mối ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận.

 

Vụ cam năm nay, người dân Cao Phong tràn đầy niềm vui vì những vườn cam vừa được mùa, được giá. Kết quả đó là động lực thúc đẩy những hộ SX-KD cam ở Cao Phong tiếp tục thực hiện tốt phương châm Lấy chữ tín làm làm đầu để sản phẩm của mình ngày càng vươn xa đến các thị trường trong và ngoài nước.

 

 

 

 

                                                                          Đức Phượng

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục