Gia đình ông Bùi Văn Trự, xóm Vó Trên, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) phát triển nghề làm rượu cần đem lại thu  nhập khá.

Gia đình ông Bùi Văn Trự, xóm Vó Trên, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) phát triển nghề làm rượu cần đem lại thu nhập khá.

(HBĐT) - Những ngày đầu năm 2016, chúng tôi thăm và tìm hiểu một số mô hình chuyển đổi ngành nghề nông thôn để xây dựng NTM bền vững của xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). Cơ sở sửa chữa máy nông nghiệp của ông Mạc Đức Nam, phố Vó thường xuyên có khách ghé thăm. ông Nam cho biết: Nhiều năm nay, được sự hỗ trợ, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, tôi đã học hỏi nghề sửa chữa máy và ngày càng mở rộng quy mô. Cơ sở thường xuyên sửa chữa máy cày, máy làm đất, công nông. Việc làm khá ổn định vì Nhân Nghĩa là trung tâm của 7 xã vùng Cộng Hòa đang đưa mạnh cơ giới hóa vào sản xuất, cơ sở có việc làm và thu nhập ổn định.

 

Hộ gia đình ông Bùi Văn Trự, xóm Vó Trên lại thành công từ nghề sản xuất rượu cần thương hiệu “Mường Vó - Nhân Nghĩa”. ông Trụ chia sẻ: Từ sản xuất thuần nông trên diện tích vài nghìn m2  đất canh tác ngô, lúa, đến nay, gia đình đã chuyển sang kinh doanh thức ăn chăn nuôi kết hợp trồng rừng. Trước đây, sản xuất rượu cần chỉ để uống vào dịp lễ, tết. Đến nay, gia đình  đã sản xuất và xuất rượu cần tiêu thụ rất tốt ở ngoài tỉnh. Cả xã có vài cơ sở sản xuất rượu cần đều làm ăn khá cả.

 

Đồng chí Bùi Lý Tưởng, Phó Chủ tịch  UBND xã Nhân Nghĩa cho biết:  Xã có diện tích tự nhiên 1.400 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp 566 ha, đất phi nông nghiệp 183 ha, đất rừng 619 ha. Xã được chia thành 12 xóm. Dân số 1.426 hộ với trên 5.700 nhân khẩu. Đời sống người dân chủ yếu là nông nghiệp và buôn bán dịch vụ nhỏ. Tranh thủ sự  đầu tư của các chương trình, dự án, xã Nhân Nghĩa đã phát huy lợi thế của xã trung tâm vùng Cộng Hòa, có tuyến đường 12 C chạy qua từ ngã ba Xưa đi Kim Bôi, có chợ Vó là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các xã trong và ngoài huyện, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các ngành nghề phụ, mở mang ngành nghề mới, cải thiện và nâng cao đời sống người dân xây dựng NTM bền vững. Đối với sản xuất nông, lâm nghiệp, xã Nhân Nghĩa đã thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án vận động nhân dân đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ KHKT, chuyển đổi sang các cây có giá trị cao và phù hợp với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Diện tích lúa cấy hàng năm có 392 ha, năng suất bình quân đạt 58 tạ /ha; ngô 110 ha, năng suất bình quân 34, 6 tù/ha. Xã bảo đảm vững chắc lương thực. Các diện tích không chắc ăn được chuyển đổi sang những cây trồng có hiệu quả cao hơn như mướp đắng, ngô nếp, rau, đậu các loại, giải quyết việc làm và tạo thêm thu nhập cho người dân. Tập dụng lợi thế đặc thù là trung tâm các xã, có chợ Vó, Nhân Nghĩa đã chú trọng mở mang các ngành nghề truyền thống như: mây - tre đan xuất khẩu, sản xuất rượu cần, du nhập nghề mới phù hợp với khả năng và nhân lực của xã. Xã đã thực hiện các mô hình sản xuất như nuôi gà ri, trồng mướp đắng lấy hạt thu nhập gấp nhiều lần lúa, ngô, nhân rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các mô hình chăn nuôi lợn nái, trồng nấm rơm, sửa chữa máy nông cụ đã phát huy hiệu quả cao góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Chợ Vó được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn NTM trên diện tích 6000 m2, có 35 hộ buôn bán, kinh doanh cố định và 120 hộ buôn bán kinh doanh lưu động. Trên địa bàn có 2 cơ sở chế biến gỗ đang hoạt động hiệu quả. Từ một xã thuần nông, đến nay, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên của Nhân Nghĩa đạt trên 90%. Thu nhập bình quân tăng từ 13 triệu đồng (năm 2011) lên 20, 5 triệu đồng/ người, hộ nghèo giảm còn 10%; năm 2015, xã Nhân Nghĩa đạt chuẩn NTM.

 

                                                                          

                                                                            Lê Chung

 

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục