Người dân xã Tiền Phong (Đà Bắc) từng bước ổn định cuộc sống.

Người dân xã Tiền Phong (Đà Bắc) từng bước ổn định cuộc sống.

(HBĐT) - Một mùa xuân nữa lại đến, những người dân vùng lòng hồ Hòa Bình hôm nay đã và đang sẽ được có một cuộc sống mới đủ đầy hơn. Từ nguồn lực của Đảng, nhà nước đầu tư, những người trước đây phải chịu cảnh lam lũ bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn...do nước sông Đà dâng lên giờ đây có thể yên tâm xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Hiền Lương là một xã vùng lòng hồ cua huyện Đà Bắc và là một trong 40 xã nằm trong Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà. Nhớ về những năm tháng khi thủy điện Hòa Bình còn trong quá trình xây dựng, ông Xa Văn Chính, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Hiền Lương tâm sự. Trước đây, dân Hiền Lương nói riêng và khu vực dọc con sông Đà nói chung sinh sống tận gần đáy hồ Hòa Bình hiện giờ.

 

 

         Một góc xã Vầy Nưa.      

 

 

 Trong quá trình xây dựng thủy điện, việc ngăn lũ của nhà máy đã khiến cho nước sông Đà dâng lên bất ngờ. Nhiều lần dân bản trắng đêm hò nhau khuân vác đồ đạc, di dời nhà cửa lên cao lên cao, mà không phải một lần như vậy. Đất sản xuất, đồ đạc gia đình cứ mất dần theo đà dâng nước lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Đói nghèo triển miên lại không có đất canh tác... do vậy nhiều hộ dân đã phải di cư đến những miền đất mới. Những người trụ lại được thì thiếu thốn trăm bề, cuộc sống đói nghèo cứ bủa vây quanh năm.

 

Nhưng giờ đây, cũng theo ông Xa Văn Chính cuộc sống của người dân đã thay đổi rõ rệt. Một phần cũng nhờ vào sự quan tâm của Đảng, nhà nước mà cụ thể là việc triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà cũng như từ nhiều chương trình khác. Hiền Lương hiện đã được nhà nước quan tâm xây dựng 2 khu tái định cư cho người dân. Trong đó, 1 khu TĐC rộng 54 ha có đầy đủ đường giao thông, điện lưới quốc gia, trường học...Tại đây, người dân đã chuyển đến sinh sống, tỷ lệ nhà xây tại khu TĐC mới hiện chiếm 40%. Người dân có điều kiện hơn công việc trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát các sản phẩm từ rừng và phát triển nghề nuôi cá lồng. Do ổn định được đời sống nên thu nhập của người dân trong xã hiện nay khoảng gần 17 triệu đồng/người/năm, gần bằng với bình quân thu nhập của huyện.

 

Đứng trước mặt hồ Hiền Lương lồng lộng gió, xa xa những đoàn thuyền hàng xuôi ngược tấp nập, vem bờ những lồng cá san sát sóng sánh cùng gợn nước lăn tăn, lấp lãnh dưới anh nắng ban mai. Những mái nhà đỏ au ẩn mình trong nền mầu xanh của núi rừng. Cuộc sống người dân nơi đây đã thay đổi từng bước đi lên bền vững.

 

Được biết Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà là một trong những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước nhằm hỗ trợ người dân khu vực hồ Hòa Bình. Đề án được Chính phủ phê duyệt và triển khai từ năm 2009 - 2015 trên phạm vi 26 xã, phường vùng dự án và 10 xã ngoài vùng dự án thuộc 6 huyện, thành phố. Tổng vốn đầu tư triển khai Đề án gần 900 tỷ đồng.

 

Theo lãnh dạo sở NN&PTNT tỉnh, nằm trong thực hiện Đề án, hiện tỉnh ta đã đầu tư được khoảng 41 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh, trong đó, hoàn thành 7 công trình giao thông với quy mô trên 148km, đang triển khai 11 công trình có quy mô gần 178 km. Ngoài ra, đang thi công 2 công trình bến thuyền, thi công xong 4 công trình nước sinh hoạt, 1 công trình kênh thoát lũ, hoàn thành 5 trạm y tế, 1 công trình trạm phát sóng truyền hình, 1 công trình trường học và 4 công trình điện và 2 công trình trụ sở...

 

Ngay trong năm 2015, triển khai Đề án tỉnh ta đã tiến hành trồng hàng nghìn rừng kinh tế kết hợp với phòng hộ và trên 1.000 mô hình hình nuôi lợn, nuôi cá lồng và bò Lai sind. Ngoài ra, còn đào tạo tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý cho cán bộ xã, đào tạo nghề ngắn cho lao động địa phương, chuyển giao KH-CN mới về nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển ngành nghề dịch vụ.

 

Ngoài Hiền Lương, nhiều khu tái định cư cho người dân khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình đã được đặc biệt quan tâm đầu tư. Tỉnh ta đã tiến hành cấp đất làm nhà, đất sản xuất, hỗ trợ kinh phí di rời nhà cửa cho người dân tới nơi ở mới. Nhiều cán bộ có chuyên môn về thú y và khuyến nông, khuyến lâm được điều về bám địa bàn để hướng dẫn cách thức sản xuất, chăn nuôi cho đồng bào hỗ trợ KH-KT vào vào sản xuất, chăn nuôi đối với người dân.

 

Cũng theo ông Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, đầu năm 2015, Đề án được Chính phủ điều chỉnh thực hiện đến năm 2020 trên phạm vi 40 xã, bao gồm 36 xã, phường thuộc Đề án cũ và bổ sung thêm 4 xã mới. Tổng nhu cầu vốn đầu tư của Đề án điều chỉnh là trên 4.053 tỷ đồng.

 

Mục tiêu chung của Đề án là đảm bảo ổn định nơi ở của nhân dân, nâng cao đời sống và thu nhập cho nhân dân, đảm bảo không còn hộ có nguy cơ tái đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo bằng mức bình quân chung của tỉnh; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề ở nông thôn.

 

Bên cạnh đó, sẽ đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KT - XH trong vùng theo tiêu chí nông thôn mới; nâng tỷ lệ độ che phủ rừng, đảm bảo chức năng phòng hộ cho hồ thủy điện Hòa Bình, bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

 

Phấn đấu đến năm 2020 sẽ hoàn thành công tác di dời khoảng 300 hộ dân ra các điểm khu tái định cư tập trung và ổn định dân cư xen ghép khoảng 1.200 hộ tại các xóm, bản thuộc các xã vùng hồ; phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thay đổi cách thức tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, đẩy mạnh công nghiệp hóa và áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng giảm giá thành sản phẩm.

 

Với nguồn lực đáng kể từ Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà sắp tới sẽ góp phần ổn định cuộc sống của hàng nghìn hộ dân vùng lòng hồ Hòa Bình. Bên cạnh đó, giúp họ có điều kiện thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập từng bước tiến tới làm giầu trên những nơi ở mới, những miền đất mới.

 

                                                                    HTrung

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục