Giám đốc HTX nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Bắc Sơn trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình về kết quả hoạt động của HTX sau hơn 3 năm thành lập

Giám đốc HTX nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Bắc Sơn trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình về kết quả hoạt động của HTX sau hơn 3 năm thành lập

(HBĐT) - Thành lập đầu tháng 11/2012, thời gian hoạt động mới hơn 3 năm nhưng HTX nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Bắc Sơn, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) đã giành được nhiều thành tựu và dấu ấn khá quan trọng trong SX-KD. Với ngành nghề gồm: Dạy nghề truyền thống, dạy nghề và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt; cung ứng các loại phân bón, BVTV, giống cây ăn quả, cây dược liệu, cây quý hiếm và dịch vụ thủy lợi phục vụ tưới tiêu các mô hình trồng trọt.

 

Nhằm giúp nông dân trên địa bàn tiếp cận và ứng dụng hiệu quả tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, hơn 3 năm qua, HTX đã mở được 6 lớp tập huấn miễn phí về giống cây trồng, chăn nuôi thú y và dệt thổ cẩm cho 360 học viên là người dân xã Bắc Sơn và một số xã lân cận. Từ đó, các hộ dân xã Bắc Sơn đã xây dựng và từng bước nhân rộng mô hình phát triển kinh tế với các  loại vật nuôi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao như thỏ, dế, gà Đông Tảo và sắp tới là vịt trời.

 

Những năm trước đây, trong phát triển kinh tế rừng, cây trồng duy nhất ở Bắc Sơn là keo lai. Khi HTX nông nghiệp dịch vụ đi vào hoạt động, trên đồi rừng Bắc Sơn đã phát triển được hơn 4 ha Thiên Ngân, một loại cây lấy gỗ làm nguyên liệu giấy, giá trị kinh tế được đánh giá gấp 10 lần cây keo. ông Nguyễn Ngọc Can, Giám đốc HTX khẳng định: Thiên Ngân là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, tốc độ tăng trưởng mạnh và được thị trường ưa chuộng. Cùng một chu kỳ sản xuất như keo lai nhưng loại cây này trồng thí điểm ở Nghệ An, Phú Thọ đã đem lại hiệu quả rõ rệt cả về năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế. Chúng tôi hy vọng, qua mô hình điểm đã được triển khai, Thiên Ngân sẽ dần thay thế diện tích rừng trồng bằng cây keo trên địa bàn để người dân có thể làm giàu từ phát triển kinh tế rừng.

 

Bên cạnh đó, phát triển vùng cây dược liệu là một trong những hướng đi mới của HTX nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Bắc Sơn. Hiện tại, HTX đã liên kết với các hộ dân trong xã trồng thí điểm 0,5 ha cây Thần Diệu, một loại dược liệu quý đang được các hãng dược trong và ngoài nước có nhu cầu tiêu thụ cao bởi từ thân, cành, đến rễ, lá của loại cây này đều là thành phần quan trọng để chữa trị một số bệnh mãn tính và nan y. Qua theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển, Giám đốc HTX Nguyễn Ngọc Can tỏ ra lạc quan: “Cây Thần Diệu phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở Bắc Sơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các hộ tham gia mô hình về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản, thu hoạch và liên kết với các doanh nghiệp để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm ổn định, lâu dài cho nông dân xã Bắc Sơn nói riêng và các xã trên địa bàn huyện Kim Bôi nói chung”.

 

Gắn bó với nông dân từ việc chuyển giao kỹ thuật, cung ứng giống, vật tư đến thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nên hoạt động của HTX luôn đồng hành với nông dân trong phòng - chống dịch hại, dịch bệnh của các loại cây trồng và đàn gia súc, gia cầm trong từng mùa vụ. ông Nguyễn Ngọc Can, giải thích: Hàng năm, HTX cung ứng trên 20 tấn phân bón và thuốc trừ sâu. Hoạt động của HTX không tính là số lượng cung ứng nhiều hay ít mà quan trọng hơn là hiệu quả sử dụng phân bón, hóa chất đối với vật nuôi, cây trồng. Vì vậy, HTX luôn bám sát các mô hình, đồng ruộng, chuồng trại để có biện pháp ngăn ngừa, phòng - chống dịch bệnh kịp thời, có hiệu quả. Giảm bớt công chăm sóc, giảm sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân.

 

Nét nổi bật trong hơn 3 năm hoạt động của HTX là việc tìm tòi, nghiên cứu và thực hiện thành công mô hình lúa thảo dược, loại cây khỏe, đẻ nhánh khỏe, không sợ giông bão, chỉ cấy một dảnh nên tiết kiệm được giống, năng suất bình quân đạt 72-75 tạ/ha. Rất tâm đắc với cây lúa thảo dược, Bí thư Đảng ủy xã Bắc Sơn Bùi Văn Nam cho biết: “Bằng hình thức liên kết, HTX đầu tư giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật và một phần công lao động. Các hộ tham gia mô hình đóng góp bằng đất và ngày công. Từ 3 ha ban đầu, đến nay, toàn xã Bắc Sơn đã có 5 ha lúa thảo dược. Các xã lân cận như Tú Sơn, Bình Sơn,  Hội Nông dân Lương Sơn và xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) đã về học tập kinh nghiệm để xây dựng mô hình điểm. Thực tế đã chứng minh hiệu quả của lúa thảo dược với giá bán giống 100.000 đồng/kg, giá gạo 80.000 đồng/kg; chế biến thành rượu giá 100.000 đồng/lít. Đặc biệt, rơm, rạ của lúa thảo dược còn được chế biến thành chè thảo dược với giá 100.000 đồng/kg. Tính riêng lúa thịt, trừ chi phí, giá trị 1 ha lúa thảo dược cũng đạt 40 triệu đồng/vụ. Loại cây trồng này sẽ mở ra triển vọng mới trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân trên địa bàn”.

 

Dù mới đi vào hoạt động hơn 3 năm, số vốn ban đầu chưa đầy 100 triệu đồng, hiện đã nâng lên thành 250 triệu đồng. Với hoạt động luôn gắn liền với sản xuất của nông dân, HTX nông nghiệp dịch vụ tổng hợp Bắc Sơn đã khẳng định được vai trò, vị trí trong xây dựng NTM trên địa bàn. Với kết quả và thành tích đã đạt được năm 2015, đơn vị được Liên minh HTX tỉnh xếp thứ 3 toàn tỉnh và vinh dự được UBND tỉnh tặng bằng khen.

 

                                                                             

                                                                        Đức Phượng

 

 

 

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục