HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 20 lao động trong xã.

HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 20 lao động trong xã.

(HBĐT) - Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là các HTX trên địa bàn huyện Mai Châu thời gian qua gặp nhiều khó khăn do tư duy, cách thức, quản lý vẫn theo cơ chế cũ. Do đó, huyện đang từng bước tìm hướng đi đúng đắn cho KTTT phát triển.

Theo báo cáo của UBND huyện Mai Châu, toàn huyện hiện có 97 HTX, trong đó có 87 HTX nông - lâm nghiệp, 5 HTX sản xuất và dịch vụ nông - lâm nghiệp, 1 HTX vận tải, 2 HTX dịch vụ điện năng, 1 HTX vật liệu xây dựng. Có 10 HTX đã chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 nhưng chỉ có 2 HTX đang hoạt động là HTX dệt thổ cẩm, dịch vụ - du lịch Chiềng Châu và HTX dịch vụ và phát triển nông nghiệp Tam Hoà. HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu được BCĐ KTTT huyện chọn để xây dựng là điển hình tiên tiến bởi hoạt động ổn định, các sản phẩm chính chủ yếu là khăn dệt, khăn trải bàn, túi xách, đệm ngồi và các sản phẩm làm đồ lưu niệm từ thổ cẩm. HTX tạo việc làm ổn định cho 20 phụ nữ trong xã, thu nhập bình quân đạt 3,5 triệu đồng/ người/tháng.

 

 Qua đánh giá, số lượng HTX yếu kém, hoạt động mang tính hình thức hoặc ngừng hoạt động chiếm tỷ lệ cao. Lợi ích các HTX mang lại cho thành viên tham gia chưa nhiều. Hình ảnh, uy tín của HTX trong xã hội chưa được nâng cao. Số HTX chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 mới chiếm tỷ lệ 10,31%, hoạt động mang tính nhỏ lẻ, hiệu quả SX-KD đạt thấp, tích luỹ vốn để đầu tư phát triển kinh doanh không cao, đóng góp vào NSNN còn hạn chế. Các HTX nông nghiệp cơ sở vật chất còn thiếu, chưa có trụ sở làm việc, dịch vụ chủ yếu cung cấp đầu vào cho sản xuất của hộ xã viên. Dịch vụ đầu ra cho sản phẩm và phát triển ngành nghề gần như không có. Vai trò của HTX còn mờ nhạt, các HTX yếu kém vẫn chưa có biện pháp khắc phục để thoát khỏi khó khăn. Trình độ, năng lực quản lý còn hạn chế, đội ngũ quản lý đa số là nông dân chưa qua đào tạo. Trình độ tổ chức, công tác quản lý, điều hành chưa ngang bằng với các thành phần kinh tế khác. Hoạt động của các HTX thiếu gắn bó, chưa có sự liên kết hệ thống cả về KT-XH và tổ chức. Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX còn ít. Nhiều HTX chưa tổ chức lại theo mô hình mới, còn lúng túng trong việc xác định phương hướng SX-KD và các giải pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ, thiếu năng động, sáng tạo trong việc mở mang ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với cơ chế thị trường...

 

Đồng chí Nguyễn Quang Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Để KTTT phát triển, huyện đã xây dựng kế hoạch, chính sách hỗ trợ, ưu đãi thúc đẩy HTX kiểu mới. Gắn việc chỉ đạo xây dựng HTX với xây dựng NTM. Tháo gỡ khó khăn về đất đai cho các HTX, chính sách tín dụng cho các mô hình, tập trung vào nâng định mức vay, đơn giải hoá thủ tục, hỗ trợ thủ tục cho vay. Đồng thời, huyện quan tâm phát huy vai trò của quỹ phát triển HTX, thực hiện các chính sách thu hút  cán bộ trẻ, có trình độ về làm việc tại các HTX. Thực hiện công tác quy hoạch, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trong các HTX, đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý HTX có chất lượng trong hiện tại và sự phát triển bền vững của HTX. Hướng dẫn các HTX không còn hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả làm thủ tục giải thể theo quy định.

 

                                                                                   

 

                                                                       Đinh Thắng

Các tin khác


Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục