Nông dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) trồng rừng phủ xanh đồi trọc.

Nông dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) trồng rừng phủ xanh đồi trọc.

(HBĐT) - Với đặc điểm phần lớn diện tích là đất lâm nghiệp, những năm gần đây, huyện Đà Bắc đã tập trung khai thác thế mạnh đó để phát triển trồng rừng. Hướng đi này bước đầu góp phần tích cực cho địa phương xoá đói - giảm nghèo, tạo thêm việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Toàn huyện có 49.820,98 ha rừng, trong đó, diện tích rừng tự nhiên 35.476,06 ha và rừng trồng 14.334,92 ha.

 

Thấy được tầm quan trọng và giá trị của tài nguyên rừng với phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường sinh thái, những năm qua, huyện đã tập trung chỉ đạo các xã bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia trồng, chăm sóc, đồng thời tích cực phát triển các trang trại lâm nghiệp nhằm khai thác tối đa nguồn lợi từ rừng, từng bước xã hội hóa nghề rừng, đưa sản xuất lâm nghiệp thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Trong những năm gần đây, công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Đà Bắc đã có những chuyển biến tích cực, nhờ đó, độ che phủ rừng đạt 63,9%.

 

Năm nay, huyện dự kiến trồng mới 800 ha, trong đó, 500 ha của các dự án, như dự án bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020. Nguồn giống được huy động tại các vườn ươm của Ban quản lý phát triển rừng của huyện và Lâm trường Tu Lý. Để phục vụ trồng rừng của gia đình, các hộ dân còn tự gieo ươm cây giống. Các giống cây chủ yếu như cây mỡ, keo, song mật, trẩu và bồ đề. Nguồn giống phục vụ cho trồng rừng với 70 vạn cây các loại về cơ bản ổn định đáp ứng nhu cầu giống cho bà con trên địa bàn toàn huyện.

 

Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã trồng được 214 ha rừng. Hiện nay do thời tiết nắng nóng kéo dài, đồi cao, dốc đứng ảnh hưởng đến trồng rừng, Phòng NN&PTNT chỉ đạo các xã chờ khi thời tiết mát mẻ, có mưa vào tháng 7, tháng 8 sẽ tiếp tục triển khai trồng rừng tại cơ sở. Dự kiến hết tháng 8 sẽ trồng xong và vượt kế hoạch đề ra.

 

Trong quá trình trồng rừng, khi cây còn bé bà con trồng xen với cây ngô, sắn để tăng hiệu quả kinh tế, hạn chế cỏ dại phát triển, giảm công làm cỏ cho nông dân, cây lâm nghiệp không bị sâu bệnh tấn công. Đối với huyện Đà Bắc, phát triển kinh tế rừng là ngành kinh tế mũi nhọn với hơn 90% hộ dân sống nhờ lâm nghiệp. Nhờ các chính sách quan tâm đến phát triển kinh tế rừng đã từng bước cải thiện đời sống người dân. Bình quân mỗi ha rừng keo lai đến chu kỳ khai thác cho thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng. Từ đó, người dân và các chủ rừng có ý thức giữ rừng không có hiện tượng chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy.

 

Đồng chí Phùng Đình Châm, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc cho biết: Để kinh tế rừng đạt hiệu quả cao nhất, huyện có các chính sách phù hợp khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng và bảo vệ rừng, giải quyết cho các hộ nghèo vay vốn ưu đãi để trồng rừng, rà soát diện tích khoanh nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ rừng khai thác, tiêu thụ sản phẩm gắn với vùng nguyên liệu theo hướng hiện đại hóa công nghệ. Huyện chủ trương giao rừng và đất rừng đến hộ, nhóm hộ gia đình, chính sách hỗ trợ cây giống cho các hộ trồng rừng đã góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật lâm sinh, cán bộ khuyến lâm cho các xã để hướng dẫn bà con trồng rừng. Tăng cường quản lý tuyển chọn nguồn cây giống, đồng thời quản lý, giám sát kế hoạch và chất lượng trồng rừng.

 

 

                                                             Thu Thủy (CTV)

 

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục