(HBĐT) - Hòa Bình - cửa ngõ Tây Bắc nơi hội tụ 6 dân tộc chính gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông cùng chung sống gắn bó, đoàn kết. Nhờ sự hội tụ đông đảo đó, các trò chơi dân gian được diễn ra trên địa bàn tỉnh ta rất phong phú, đa dạng. Người Mường có trò ném còn, cò le, đánh mảng, đi cà kheo. Người Thái có trò chơi “gọi nàng sọt”, “khấn rượu cần đoán số”. Người Tày có trò bắn nỏ, đánh đu. Người Mông có trò ném pópo, tầu tu lu. Người Dao có trò đá cầu, đánh đu… Vào các ngày lễ, Tết, những trò chơi dân gian thu hút đông đảo từ người già đến trẻ nhỏ tham gia tạo thành nét đặc sắc trong văn hóa các dân tộc tỉnh ta.

 

Ngay từ những ngày đầu năm mới, những lễ hội diễn ra sôi nổi khắp các huyện. Đối với người Mường, ném còn là trò chơi truyền thống vào ngày Tết. Khắp 4 Mường ở tỉnh ta ngày nay vẫn giữ được trò chơi truyền thống ném còn. Giữa bãi đất rộng bằng phẳng hoặc sân vận động, người dân trồng những cây còn thật cao, thật đẹp. Cây còn được chọn là những cây tre già, thẳng, dóng dài, cao khoảng 20 m. Phần ngọn được gắn một vòng tròn có đường kính khoảng 60 cm. Tâm vòng tròn được dán giấy và tô màu, bên ngoài trang trí bằng giấy nhiều màu sắc. Quả còn được quấn lại bằng vải có các dây tua xung quanh với nhiều sắc màu. Mở đầu cho cuộc chơi bao giờ cũng là những cặp nam thanh, nữ tú tung còn cùng nhau. Các chàng trai tung trước, khi quả còn được chàng trai bên này tung lên, chui qua vòng tròn trên đầu cây tre, người con gái đứng bên kia bắt được rồi ném trở lại vòng tròn cho người con trai bên này bắt. Cứ thế, cuộc chơi kéo dài đến hết buổi mà vẫn không phân được thắng thua bởi những chàng trai, cô gái tài tình, khéo léo hiểu ý nhau. Điều ấn tượng và thú vị nhất của ném còn là trước đó, mỗi chàng trai đều “ngầm” chọn cho mình cô gái để tung còn. Từ đó, sau ngày hội, nhiều chàng trai, cô gái đã nên duyên vợ chồng.

 

Người dân xã Bình Chân (Lạc Sơn)  hào hứng tham gia thi đi cà kheo.

 

Cùng ngồi ôn lại ký ức ngày Tết, mế Bùi Thị ẻng, xóm ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) nhớ lại: Vào ngày Tết, chúng tôi thường tụ tập thành từng nhóm, tự tổ chức và chơi ở các bãi đất trống, sân vận động xóm, xã, nhà văn hóa hoặc ngay trong sân nhà. Tuy nhiên, tùy vào từng lứa tuổi sẽ lựa chọn những trò chơi phù hợp. Trẻ nhỏ thường chơi các trò như nhảy dây, ô ăn quan, chơi chuyền… Người lớn thì chơi đu, kéo co, đi cà kheo, đánh mảng. Tất cả đều thích thú với các trò chơi, từ đó, tạo cho mọi người sự gắn bó thân thiết giữa các thế hệ, xây dựng tình đoàn kết hàng xóm, láng giềng sâu đậm.

 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Sở VH – TT &DL nhấn mạnh: Trong hàng loạt yếu tố tác động đến việc hình thành nhân cách và chuẩn mực văn hóa, trò chơi dân gian tham gia một cách tích cực và đóng vai trò quan trọng. Với trò chơi dân gian, mọi người tìm thấy nhiều niềm vui khi được cùng nhau thỏa thích vui đùa, điều này giúp hoàn thiện kỹ năng sống. Thông qua trò chơi, con người có thể phát triển được các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác, trí nhớ, tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ. Trò chơi dân gian mang đến sự nhanh nhẹn, dẻo dai, khéo léo khi tham gia vào nhiều kỹ năng vận động như chạy, nhảy, lăn... góp phần tạo nên tinh thần dũng cảm, kỷ luật, kiên trì, tinh thần đồng đội, ý chí chiến thắng. Tham gia các trò chơi là cơ hội cho mọi người rèn luyện tính tập thể, cộng đồng cao trong việc phối hợp nhịp nhàng, thống nhất với các thành viên khác để đảm bảo đội chơi không thua, từ đó sẽ hình thành tinh thần đoàn kết yêu thương, giúp đỡ nhau trong mỗi con người. Với những giá trị to lớn đó, thông qua những trò chơi dân gian, mọi người đã truyền cho nhau một thứ di sản văn hóa giá trị hàng ngàn năm.

 

Kỳ Sơn là một trong những địa phương duy trì tổ chức thường xuyên hội xuân văn hóa, thể thao. Tại đây, các trò chơi dân gian như đẩy gậy, ném còn, kéo co, thi bện thừng trâu, đi cà kheo… diễn ra sôi nổi. Đồng chí Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng Phòng VH – TT khẳng định: Thực hiện Nghị quyết T.ư 5 về việc xây dựng và phát huy nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bên cạnh việc quan tâm lưu giữ trang phục, nhà ở, ẩm thực, văn nghệ, huyện Kỳ Sơn luôn quan tâm khôi phục, bảo tồn các trò chơi dân gian. Để duy trì và phát triển những trò chơi dân gian trong ngày Tết rất cần sự quan tâm của các cấp, ngành, đặc biệt là của chính quyền địa phương, thôn, xóm. Việc bảo tồn và phát huy các trò chơi dân gian không chỉ giúp người dân rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất mà còn gắn kết cộng đồng, hạn chế tai - tệ nạn xã hội trong dịp Tết, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trong nhân dân.”

 

                                                                   

                                                                              Thu Thủy

 

 

Các tin khác


Hơn 500 vận động viên tranh tài tại Giải vô địch trẻ karate tỉnh Hòa Bình mở rộng

Tại Nhà thi đấu Thể dục thể thao tỉnh, Liên đoàn Karate tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức Giải vô địch trẻ karate tỉnh Hòa Bình mở rộng lần thứ VI năm 2024.

Huyện Lương Sơn: Sử dụng hiệu quả thiết bị thể dục thể thao ngoài trời

Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Lương Sơn về chủ trương lắp đặt bộ dụng cụ thể dục thể thao (TDTT) ngoài trời tại các thôn, xóm, khu dân cư trên địa bàn huyện, Phòng VH-TT huyện tích cực phối hợp khảo sát, rà soát vị trí lắp đặt tại 11/11 xã, thị trấn. Qua khảo sát có 100 điểm đảm bảo điều kiện lắp đặt. Vị trí tại khuôn viên sân nhà văn hóa, sân thể thao, điểm công cộng, trung tâm các thôn, xóm, khu dân cư, thuận tiện cho người dân tham gia tập luyện TDTT hàng ngày. Mỗi bộ dụng cụ TDTT ngoài trời được lắp đặt 10 thiết bị/sân, gồm các thiết bị: tập lưng bụng đôi, tập tay chân phối hợp, tập lưng hông, tập chân, tập tay vai, tập xoay eo, tập toàn thân, tập chèo, xà đơn 2 bậc, ghế tập đạp xe tựa lưng. Việc lắp đặt đã hoàn trong quý IV/2023.

Bế mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, năm 2024 khu vực IV

Sau 9 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 28/4, Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, năm 2024 khu vực IV tại tỉnh Đắk Lắk đã bế mạc.

TP Hồ Chí Minh giành giải nhất Đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2024

Ngày 27/4, tại khu vực Tượng đài Mẹ Suốt (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), Giải đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2024 đã bế mạc sau 3 ngày tranh tài sôi nổi, hấp dẫn.

Gìn giữ, thúc đẩy thể thao dân tộc

Các trận đấu hấp dẫn Được tổ chức hàng năm, Giải bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy vô địch tỉnh luôn có sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm, cổ vũ của đông đảo người dân. Bởi lẽ đây là giải thể thao quy tụ những hạt nhân xuất sắc của 10 huyện, thành phố trong tỉnh, tạo ra các cuộc tranh tài gay cấn, thú vị.

Huyện Tân Lạc: Bảo tồn và phát triển các trò chơi dân gian

Tân Lạc là một trong những địa phương còn lưu giữ được khá nhiều trò chơi, trò diễn dân gian gắn liền với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Các trò chơi, trò diễn dân gian, các môn thể thao dân tộc là một phần không thể thiếu tại lễ hội văn hóa truyền thống của các địa phương, cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của người dân sau mỗi ngày làm việc, lao động vất vả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục