Trong bối cảnh nhiều quốc gia Trung, Tây Á nhập tịch ồ ạt các VĐV châu Phi để đua tranh huy chương, việc điền kinh Việt Nam giành được HCV tại Á vận hội 2018 được xem là thắng lợi mang tầm lịch sử.

Gần 4 thập kỷ kể từ khi góp mặt lần đầu tại ASIAD 1982, điền kinh Việt Nam giờ đây mới giải được "cơn khát vàng" sau khi chỉ liên tục mang về những tấm HCB trên đường chạy, hố nhảy châu lục do công của những Vũ Thị Hương, Trương Thanh Hằng, Bùi Thị Thu Thảo, Quách Thị Lan…

Góp mặt tại ASIAD 18 trên đất Indonesia với số lượng VĐV kỷ lục (22) cùng vị thế số 1 Đông Nam Á, điền kinh Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao khi cả 5 huy chương (1 HCV, 1 HCB, 3 HCĐ) đều có chất lượng rất cao, thể hiện năng lực và trình độ của VĐV khi phải tranh tài với nhiều đối thủ mạnh ở châu Á.

Đảm trách việc thay thế vị trí mà đồng đội Nguyễn Thị Huyền để lại sau SEA Games 2017, Quách Thị Lan đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ở nội dung 400 m rào nữ khi 2 ngày xô đổ 2 kỷ lục quốc gia (KLQG) đồng thời mang về HCB "quý như vàng". Cô gái quê Thanh Hóa đã quyết định bỏ nội dung sở trường 400 m để dồn sức cho 400 m rào và thành công ngoài mong đợi bởi chỉ xếp sau chân chạy gốc Nigeria của Bahrain và qua mặt những đối thủ châu Á khác. Kể từ sau chuyến tập huấn tại Mỹ không thành công như mong đợi năm nào, Quách Thị Lan (cùng anh trai Quách Công Lịch) đã chuyên tâm tập luyện trong nước với HLV nội để liên tiếp thành công ở Giải Vô địch châu Á, Grand Prix điền kinh châu Á 2017 và giờ đây là đấu trường ASIAD.

 

Đội tiếp sức 4 x 400 m nữ giành HCĐ nhưng vượt qua hàng loạt đối thủ rất mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Ảnh: REUTERS

Chính HCB của Quách Thị Lan đã tạo hưng phấn, thôi thúc đồng đội đàn chị Bùi Thị Thu Thảo trong phần thi của mình sau đó 1 ngày. Trong chỉ tiêu 3-5 HCV mà đoàn Việt Nam đặt ra trước giờ lên đường, duy nhất tấm HCV nhảy xa nữ được "mặc định" thuộc về Thu Thảo.

Cô gái quê Ba Vì, Hà Tây hội tụ mọi điều kiện để bước lên vị trí cao nhất tại ASIAD 18, từ kinh nghiệm chinh chiến dày dạn (giành HCB Incheon 2014) cho đến phong độ ổn định (giành HCV SEA Games với 6,68 m và tiếp tục giành HCV với 6,55 m tại Giải Điền kinh quốc tế TP HCM 2018)… Đó là chưa kể các đối thủ của cô không cho thấy có sự tăng tiến vượt trội về chỉ số chuyên môn suốt thời gian qua. Chừng ấy dữ kiện là quá đủ để Thu Thảo trả được "món nợ" 4 năm trước với Natalia Londa để giành HCV với thành tích 6,55 m ngay ở lần nhảy đầu tiên để mang về tấm HCV lịch sử cho điền kinh Việt Nam.

Nguyễn Thị Oanh chỉ giành HCĐ nội dung 3.000 m vượt chướng ngại nhưng vẫn kịp xô đổ KLQG với thành tích 9 phút 43 giây 83. Cô gái nhỏ nhắn đến từ Bắc Giang cũng suýt làm được điều kỳ diệu ở nội dung 1.500 m nữ và dù chỉ xếp hạng 4, cô vẫn vượt qua KLQG của chính mình. Tương tự, Vũ Thị Mến đã thi đấu tốt ở nội dung nhảy 3 bước với thành tích 13,93 m để giành HCĐ, ngang bằng với đối thủ người Thái Lan và chỉ chịu kém người giành HCV là nhà vô địch thế giới và Olympic người Kazakhstan. Hay ê-kíp tiếp sức 4 x 400 m nữ (Oanh, Hằng, Ngọc, Lan) khép lại kỳ đại hội thành công của điền kinh Việt Nam với HCĐ thứ 3 khi vượt qua hàng loạt đối thủ rất mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Xếp thứ 8 toàn đoàn về điền kinh, ngang bằng với cường quốc thể thao Hàn Quốc và là quốc gia Đông Nam Á có thành tích tốt nhất tại ASIAD 18, điền kinh Việt Nam cho thấy đang đi đúng hướng trong việc tiếp cận và từng bước bắt kịp thành tích ở đấu trường châu lục. Năm ngoái, điền kinh Việt Nam lần đầu xếp ở vị trí số 1 SEA Games 29, qua mặt cả Thái Lan và lần này, ưu thế tiếp tục được khẳng định khi chúng ta xếp trên cả Thái Lan lẫn Indonesia (không có HCV) trong khi nhóm các đối thủ mạnh trong khu vực như Singapore, Malaysia và Philippines thậm chí còn không giành nổi tấm huy chương điền kinh nào. 

 

             TheoNLD

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Sử dụng hiệu quả thiết bị thể dục thể thao ngoài trời

Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Lương Sơn về chủ trương lắp đặt bộ dụng cụ thể dục thể thao (TDTT) ngoài trời tại các thôn, xóm, khu dân cư trên địa bàn huyện, Phòng VH-TT huyện tích cực phối hợp khảo sát, rà soát vị trí lắp đặt tại 11/11 xã, thị trấn. Qua khảo sát có 100 điểm đảm bảo điều kiện lắp đặt. Vị trí tại khuôn viên sân nhà văn hóa, sân thể thao, điểm công cộng, trung tâm các thôn, xóm, khu dân cư, thuận tiện cho người dân tham gia tập luyện TDTT hàng ngày. Mỗi bộ dụng cụ TDTT ngoài trời được lắp đặt 10 thiết bị/sân, gồm các thiết bị: tập lưng bụng đôi, tập tay chân phối hợp, tập lưng hông, tập chân, tập tay vai, tập xoay eo, tập toàn thân, tập chèo, xà đơn 2 bậc, ghế tập đạp xe tựa lưng. Việc lắp đặt đã hoàn trong quý IV/2023.

Bế mạc Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, năm 2024 khu vực IV

Sau 9 ngày tranh tài sôi nổi, chiều 28/4, Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X, năm 2024 khu vực IV tại tỉnh Đắk Lắk đã bế mạc.

TP Hồ Chí Minh giành giải nhất Đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2024

Ngày 27/4, tại khu vực Tượng đài Mẹ Suốt (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình), Giải đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2024 đã bế mạc sau 3 ngày tranh tài sôi nổi, hấp dẫn.

Gìn giữ, thúc đẩy thể thao dân tộc

Các trận đấu hấp dẫn Được tổ chức hàng năm, Giải bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy vô địch tỉnh luôn có sức hấp dẫn, thu hút sự quan tâm, cổ vũ của đông đảo người dân. Bởi lẽ đây là giải thể thao quy tụ những hạt nhân xuất sắc của 10 huyện, thành phố trong tỉnh, tạo ra các cuộc tranh tài gay cấn, thú vị.

Huyện Tân Lạc: Bảo tồn và phát triển các trò chơi dân gian

Tân Lạc là một trong những địa phương còn lưu giữ được khá nhiều trò chơi, trò diễn dân gian gắn liền với đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Các trò chơi, trò diễn dân gian, các môn thể thao dân tộc là một phần không thể thiếu tại lễ hội văn hóa truyền thống của các địa phương, cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của người dân sau mỗi ngày làm việc, lao động vất vả.

Hàng thủ mắc sai lầm, Việt Nam bị loại tại tứ kết U23 châu Á

U23 Việt Nam có một trận cầu đầy nỗ lực trước đối thủ mạnh Iraq ở tứ kết U23 châu Á 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục