Ở thời điểm 2022, giáo sư, phó giáo sư, sinh trước năm 1957 cùng nghỉ hưu ở tuổi 65 với tiến sĩ.


Mối lo nguy cơ "lò ấp” tiến sĩ có thể trở lại

Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội vào ngày 28/10, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau) đề nghị tổng rà soát bằng tiến sĩ, thạc sĩ, trọng tâm là cán bộ trung cấp, cao cấp trong toàn bộ hệ thống Nhà nước, sau những lùm xùm "lò ấp”.

Theo đại biểu, nhân việc cơ quan đảng các cấp xử lý kỷ luật một số cán bộ chủ chốt ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, liên quan đến "lò ấp tiến sĩ” vừa qua, đề nghị cần có tổng rà soát bằng tiến sĩ, thạc sĩ, trọng tâm là cán bộ trung cấp, cao cấp của toàn bộ máy Nhà nước. Từ đó, sàng lọc chất lượng nhân sự, bảo đảm quản lý điều hành của cả hệ thống. [1]


Ảnh minh họa.

Câu chuyện liên quan đến lùm xùm liên quan "lò ấp" tiến sĩ từng gây nóng suốt thời gian qua.

Tính từ ngày 1/1/2015 đến 31/12/2015, chỉ riêng một cơ sở đào tạo ở Hà Nội đã cho "ra lò” 165 tiến sĩ. Nếu chia theo ngày làm việc, năng suất năm 2015 là 01 ngày 03 giờ 55 phút cho ra 1 tiến sĩ. Trong 2 năm 2015 và 2016 là 700 tiến sĩ. [2]

Để ngăn chặn tình trạng trên và nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT, điều kiện để bảo vệ luận án tiến sĩ phải có công bố bài báo trên tạp chí Quốc tế ISI/Scopus.

Sau 3 năm thực hiện, số lượng ứng viên dự tuyển nghiên cứu sinh có phần giảm nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong cuộc thì chất lượng đào tạo đã khởi sắc. Bất ngờ năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra thông tư 18/2021/TT-BGDĐT loại bỏ tiêu chuẩn này, luận án tiến sĩ không yêu cầu công bố quốc tế, chỉ cần đăng trên tạp chí trong nước nên nhiều lo ngại số lượng tiến sĩ đang tăng trở lại và câu chuyện luận án "Tiến sĩ Cầu lông" cũng gây tốn không ít giấy mực của báo chí.

Mối lo "trắng" giáo sư

Trong mối lo lắng nguy cơ "lò ấp” tiến sĩ có thể trở lại thì số lượng giáo sư, phó giáo sư đang ngày một giảm. Do khuôn khổ bài viết, người viết chỉ dẫn chứng ngành Công nghệ thông tin (thuộc khối kỹ thuật) và ngành Tâm lý học (thuộc khối Khoa học xã hội & nhân văn).

Số liệu các ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành Công nghệ thông tin được công nhận đạt chuẩn chức danh từ năm 2015 đến 2021 như hình dưới.

Trong vòng 6 năm, từ 2015 đến 2021, ngành Công nghệ thông tin chỉ có thêm 2 giáo sư vào năm 2019. Năm 2017 có 26 phó giáo sư, năm 2019 xuống 18, các năm 2020, 2021, sụt giảm xuống chỉ còn 8 hoặc 9 phó giáo sư. [3]

Ngành Tâm lý cũng tương tự, từ năm 2019 đến 2022 chỉ có thêm 02 giáo sư. Năm 2019 có 01 giáo sư, 01 giáo sư. Năm 2020 có 01 giáo sư, 02 phó giáo sư. Năm 2021 có 7 phó giáo sư nhưng không có giáo sư. Năm 2022 thì đặc biệt hơn: không có giáo sư và phó giáo sư tâm lý nào được công nhận. Có một ngôi trường nổi tiếng về lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, trong 10 năm nay không có giảng viên ngành tâm lý học nào được xét duyệt chức danh phó giáo sư.

Kể từ năm 2019, việc xét đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư được thực hiện theo Quyết định 37/2018/QĐ-TTg, muốn trở thành giáo sư, phó giáo sư phải có công trình khoa học tầm cỡ đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín nên số lượng giảm nhưng chất lượng của giáo sư, phó giáo sư đang dần tiếp cận với giáo sư của các nước phát triển. Do đó dù số lượng giảm nhưng phần đông các nhà khoa học cảm thấy yên tâm về cách xét duyệt giáo sư, phó giáo sư theo quyết định 37/2018/QĐ-TTg.

Năm 2021, Bộ giáo dục ra thông tư 18/2021/TT-BGDĐT, hạ thấp tiêu chuẩn Tiến sĩ nhưng vẫn giữ nguyên quyết định 37/2018/QĐ-TTg, nhằm nâng cao chất lượng giáo sư. Việc tăng giảm Tiến sĩ, giáo sư …. tưởng như là độc lập không liên quan đến nhau nhưng nếu xét trong một ngành, một đơn vị đào tạo cùng hệ quy chiếu thì tạo nên một hình chóp mà đáy là số tiến sĩ, đỉnh hình chóp là số giáo sư. Nghĩa là trong cùng một cơ sở đào tạo, đẳng cấp giáo sư và tiến sĩ khác nhau một trời một vực, số giáo sư quá ít, số tiến sĩ quá đông .

Ví dụ xem hình 2, cơ cấu trình độ, chức danh cán bộ giảng dạy của một cơ sở đào tạo có trên 1.000 giảng viên mà người viết có được.

Trong đó có trên 800 tiến sĩ, chiếm 80%, nhưng chỉ có 22 giáo sư, chiếm 2,2 %. Vì vậy đã có ý kiến phải chỉnh sửa Nghị định 141/2014/NĐ-CP, giáo sư kéo dài đến 70, phó giáo sư kéo dài đến 67 nhưng tiến sĩ không nên kéo dài đến 65 mà nghỉ hưu ở tuổi 60 để tiến sĩ có động lực phấn đấu vươn lên nếu muốn được kéo dài.

Vì nếu để 800 tiến sĩ kéo dài tuổi hưu đến 65 thì không còn "khoảng trống” để có chỗ cho sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở lại trường. Các tiến sĩ trẻ được đào tạo bài bản ở nước ngoài không có "cửa” để nộp hồ sơ trở thành giảng viên. Kéo dài tuổi nghỉ hưu của tiến sĩ đến 65, cơ sở đào tạo sẽ lâm vào "nghịch cảnh”, "tre đã già nhưng măng không thể mọc”. Hệ lụy là cơ sở đào tạo không đủ ngân sách để "nuôi” số đông tiến sĩ lớn tuổi ở lại

Đáng nói, ý kiến trên đang manh nha được các chuyên gia bàn thảo thì Nghị định 50/2022/NĐ-CP với nội dung và đối tượng áp dụng: giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ chỉ được kéo dài tối đa 5 năm.

Theo Nghị định 50/2022/NĐ-CP đối tượng viên chức được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn trong đó có: "Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo là Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II".

Nghĩa là ở thời điểm 2022, giáo sư, phó giáo sư, sinh trước năm 1957 cùng nghỉ hưu ở tuổi 65 với tiến sĩ. Các giáo sư trên 65 tuổi phải đồng loạt về hưu trong năm 2022, quá đột ngột nên nhiều ngành, cơ sở đào tạo có thể mất "trắng" giáo sư, còn tiến sĩ được kéo dài thời gian công tác cao hơn tuổi nghỉ hưu có hợp lý?

Theo Báo Giaoduc.net

Các tin khác


10 đội tham gia Giải Bóng chuyền hơi nam huyện Lạc Thủy

Ngày 25/4, Liên đoàn Lao động huyện Lạc Thủy phối hợp Hội Nông dân, Huyện Đoàn tổ chức Giải Bóng chuyền hơi nam chào mừng kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 138 năm Ngày Quốc tế lao động; phát động Tháng Công nhân năm 2024.

16 đội tham gia Giải bóng chuyền hơi công nhân, viên chức, lao động thành phố Hòa Bình 

Trong 2 ngày 24 – 25/4, Liên đoàn Lao động thành phố Hòa Bình phối hợp Trung văn Văn hóa - Thể thao và Truyền thông tổ chức Giải Bóng chuyền hơi nam nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thành phố Hòa Bình năm 2024.

VCK Futsal châu Á 2024: ĐT futsal Việt Nam thua đáng tiếc vào phút cuối

ĐT Việt Nam chịu thua đáng tiếc với kết quả 1-2 trước ĐT Uzbekistan, khép lại hành trình tại giải Futsal châu Á 2024.

Futsal Việt Nam - Futsal Uzbekistan: Hướng tới tấm vé World Cup

Đội tuyển futsal Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa tham dự Vòng chung kết futsal World Cup 2024.

VCK U23 châu Á 2024: Thua 0 - 3, Việt Nam gặp Iraq ở tứ kết

Tại lượt cuối bảng D U23 châu Á 2024, Việt Nam đã để thua 3 bàn không gỡ trước Uzbekistan. Kết quả này giúp các chàng trai áo đỏ tránh được đương kim vô địch Saudi Arabia ở vòng tứ kết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục