Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở thành phố Hàng Châu, miền Đông Trung Quốc, là dịp để các nhà lãnh đạo gặp gỡ, trao đổi và tìm các giải pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển.

 

Tổng thống Ô-ba-ma (bên phải) và Tổng thống Pu-tin trong cuộc gặp bên lề Hội nghị G20 ngày 5-9

 

Thế nhưng, bên lề hội nghị lại là cơ hội để các nhà lãnh đạo G20 gặp gỡ, thảo luận, tìm ra giải pháp cho các vấn đề “nóng” trên thế giới cũng như giải quyết những bất đồng song phương. Trong đó, cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) và người đồng cấp Nga Vla-đi-mia Pu-tin (Vladimir Putin) với nội dung tập trung vào tình hình ở Xy-ri và U-crai-na, được dư luận hết sức quan tâm.

Trước đó, hãng tin TASS cho hay, Tổng thống Pu-tin và người đồng cấp Mỹ đã nhất trí tổ chức một cuộc họp riêng bên lề Hội nghị G20. "Đến nay, hai nhà lãnh đạo mới chỉ chào hỏi lẫn nhau nhưng giờ họ đồng ý sẽ thảo luận riêng", nguồn tin trên dẫn lời Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Pu-tin, ông Đ.Pê-xcốp (Dmitry Peskov) cho biết. Lần gần đây nhất ông Pu-tin và ông Ô-ba-ma đối thoại riêng là tại Hội nghị về biến đổi khí hậu diễn ra ở thủ đô Pa-ri, Pháp vào năm ngoái và bên lề Hội nghị G20 tổ chức ở TP An-ta-li-a, Thổ Nhĩ Kỳ cuối năm 2015. Đầu năm nay, hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ cũng có một số lần trao đổi qua điện thoại.

 

Phát biểu với báo giới ngày 5-9, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, Tổng thống Ô-ba-ma và Tổng thống Pu-tin đã có cuộc hội đàm “mang tính xây dựng” trong 90 phút, lâu hơn dự kiến. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tiếp tục thúc đẩy việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân Xy-ri, giảm bạo lực và phối hợp chống các nhóm phiến quân. Hai bên đã làm rõ những khác biệt còn tồn tại về thỏa thuận ngừng bắn ở Xy-ri. Theo quan chức Mỹ, Tổng thống Ô-ba-ma và Tổng thống Pu-tin đã chỉ đạo Ngoại trưởng hai nước sớm nhóm họp lại trong tuần này để tiếp tục bàn về thỏa thuận ngừng bắn. Ngoài vấn đề về Xy-ri, Tổng thống Ô-ba-ma và Tổng thống Pu-tin cũng thảo luận về tình hình U-crai-na và việc thực hiện thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột bạo lực tại nước này.

Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Giôn Ke-ri (John Kerry) và người đồng cấp Nga Xéc-gây La-vrốp (Sergei Lavrov), trong cuộc gặp cũng bên lề Hội nghị G20 đã không nhất trí được về các điều khoản thỏa thuận ngừng bắn ở Xy-ri. Thỏa thuận chấm dứt thù địch tại Xy-ri được hai Ngoại trưởng Ke-ri và La-vrốp làm trung gian hồi tháng 2-2016 đã đổ vỡ trong vòng vài tuần sau đó.

Ngoài cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ, cuộc gặp giữa Tổng thống Hàn Quốc Pắc Cưn Hê (Park Geun-hye) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng thu hút sự quan tâm của báo chí quốc tế. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang sau khi Hàn Quốc chính thức triển khai kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa (THAAD) của Mỹ. Theo Tân Hoa xã, việc triển khai hệ thống phòng thủ THAAD trên bán đảo Triều Tiên đã dấy lên những bất đồng trong quan hệ Xơ-un - Bắc Kinh sau khi Bắc Kinh phản đối mạnh mẽ hoạt động này và cho rằng hệ thống THAAD sẽ làm tổn hại nghiêm trọng lợi ích an ninh của Trung Quốc. Trong khi đó, Xơ-un đã bảo vệ kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ THAAD, coi đây là bước đi "không thể tránh khỏi" nhằm bảo vệ đất nước chống lại nguy cơ đe dọa hạt nhân và tên lửa từ Triều Tiên.

Tại cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Pắc Cưn Hê, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh hai nước là “các quốc gia láng giềng thân thiết có nhiều lợi ích chung”. Theo ông, hai nước nên coi trọng nền tảng hợp tác hiện nay, đặt các quan hệ song phương vào đúng lộ trình hướng tới sự phát triển ổn định và vượt qua những khó khăn, thách thức. Về phần mình, bà Pắc Cưn Hê cho biết Chính phủ Hàn Quốc quyết tâm theo đuổi việc đánh giá và phát triển các mối quan hệ Trung-Hàn.

Sau khi Hội nghị G20 kết thúc, Thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A-bê (Shinzo Abe) cũng đã tiến hành hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo sau gần một năm rưỡi trong bối cảnh quan hệ hai nước tiếp tục căng thẳng liên quan đến chủ quyền quần đảo mà Nhật Bản gọi là Xên-ca-cư, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Theo Kyodo, kể từ khi lên nắm quyền cùng vào năm 2012, hai lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới mới chỉ hội đàm trực tiếp hai lần, vào tháng 11-2014 và tháng 4-2015. Tuy nhiên, trong hai cuộc hội đàm đó, nhiều vấn đề quan trọng vẫn chưa được giải quyết.

Lãnh đạo G20 nhất trí hàng loạt vấn đề quan trọng

Sau hai ngày làm việc, ngày 5-9, các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị G20 tại TP Hàng Châu đã ra tuyên bố kết thúc hội nghị, trong đó nhất trí hàng loạt vấn đề quan trọng.

Tuyên bố của hội nghị đã xác định đường hướng, mục tiêu phát triển, biện pháp hợp tác của G20. Hội nghị đã thông qua gói các chính sách và hành động mang tên "Đồng thuận Hàng Châu" nhằm tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế thế giới thông qua các biện pháp tổng thể, sáng tạo, mở, toàn diện và dài hạn. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo G20 còn cam kết sử dụng tất cả các công cụ chính sách tài chính, tiền tệ và cấu trúc, một cách đơn phương và đa phương nhằm đạt được tăng trưởng...

 

 

                                                                       Theo QĐND

Các tin khác


Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục