Một ủy ban chung của Bộ trưởng Năng lượng các quốc gia thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và không thuộc OPEC đã nhất trí xem xét về khả năng gia hạn cắt giảm sản lượng dầu thêm sáu tháng, thông cáo của các Bộ trưởng đưa ra ngày 26-3 cho biết.

 

Bộ trưởng Năng lượng các nước thuộc OPEC và không thuộc OPEC tham dự cuộc họp tại thành phố Kuwait, Thủ đô của Kuwait, ngày 26-3-2016. (Ảnh: Reuters)

 

Theo thông cáo đưa ra sau cuộc họp tại Kuwait, ủy ban chung của các Bộ trưởng đã đề nghị một nhóm kỹ thuật và Ban thư ký OPEC “xem xét các điều kiện của thị trường dầu mỏ và nhóm họp lại vào tháng 4-2017 về việc gia hạn điều chỉnh sản lượng dầu mỏ tự nguyện”.

OPEC và 11 quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu trong đó có Nga đã nhất trí hồi tháng 12-2016 cắt giảm tổng sản lượng dầu mỏ gần 1,8 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2017. Thỏa thuận ban đầu có thời hạn sáu tháng.

Thỏa thuận tháng 12-2016 nhằm hỗ trợ thị trường dầu mỏ đã đẩy giá dầu thô lên hơn 50 USD/thùng. Tuy nhiên, giá dầu đã khuyến khích các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ, những nhà sản xuất không tham gia thỏa thuận, tăng sản lượng khai thác.

Ủy ban chung của các Bộ trưởng cho biết, một số yếu tố hiện tại như nhu cầu theo mùa ở mức thấp, việc bảo dưỡng các nhà máy lọc dầu và tăng nguồn cung từ các quốc gia không thuộc OPEC đã làm gia tăng trữ lượng dầu thô.

“Tuy nhiên, khi kết thúc mùa bảo dưỡng các nhà máy lọc dầu và sự suy giảm đáng chú ý trong việc tăng dự trữ dầu tại Mỹ cũng như các kho chứa nổi sẽ hỗ trợ cho những nỗ lực tích cực hứa hẹn đạt được sự ổn định trong thị trường”, thông cáo nói.

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, còn quá sớm để khẳng định liệu có gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng hay không, mặc dù thỏa thuận đang hoạt động tốt và tất cả các nước đều thực hiện 100% cam kết.

Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Kuwait Essam al-Marzouq cho rằng, thị trường có thể cân bằng trở lại vào quý III/2017 nếu các nhà sản xuất thực hiện đầy đủ các mục tiêu sản lượng của họ.

 

                                                                  TheoNhandan

Các tin khác


Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Hai tham vọng lớn xung quanh cuộc cách mạng kỹ thuật số ở châu Âu

Cuộc họp không chính thức Bộ trưởng Viễn thông Liên minh châu Âu (EU) đã diễn ra trong hai ngày 11-12/4 tại thành phố Louvain-la-neuve của Bỉ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục