Trong Bảo tàng 11/9 tại Mỹ có một triển lãm ảnh nằm ở một góc khuất, nơi treo những bức hình chụp gây ám ảnh về vụ khủng bố xảy ra cách đây 16 năm, khi những chiếc máy bay bị không tặc khống chế lao vào tòa tháp đôi ở thành phố New York.



Người rơi từ tòa Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ngày 11/9 (Ảnh: News Limited)

16 năm sau loạt khủng bố kinh hoàng gây rúng động thế giới, nhiều người có thể vẫn nghĩ mọi việc xảy ra chỉ là cơn ác mộng kinh hoàng. Nhưng bảo tàng 11/9 nằm dưới lòng đất thành phố New York nhắc người ta nhớ vụ khủng bố ngày 11/9/2001 là điều có thật và nó đã làm thay đổi thế giới.

Trong suốt 16 năm qua, mọi người đã nhiều lần nhìn thấy những bức ảnh chụp hai chiếc máy bay lao vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở thành phố New York, Mỹ. Tuy nhiên, còn rất nhiều những bức ảnh được chụp lại trong buổi sáng kinh hoàng đó, ghi lại những khoảnh khắc khiến người xem ám ảnh đến tận bây giờ.

Trong Bảo tàng 11/9 ở Manhattan trưng bày hàng trăm hiện vật trong vụ khủng bố lịch sử, từ những tờ hóa đơn, ổ đĩa máy tính đến những chiếc giày, balo, những vật dụng cứu hộ. Những đồ vật này đơn thuần chỉ gợi nhắc người ta đến một ngày đi làm bình thường của rất nhiều người dân New York nếu không xảy ra một thảm kịch thay đổi mãi mãi cuộc đời họ và nhận thức của cả thế giới.

Giữa rất nhiều hiện vật được trưng bày có một bức tường và sau bức tường đó là khu vực trưng bày những bức ảnh chụp gây sốc trong ngày 11/9. Vì tính chất ám ảnh của nó, việc công bố những bức hình này đã từng vấp phải sự phản đối của truyền thông và đó cũng là lý do mọi người ít được nhìn thấy chúng.

Tạp chí New York từng viết: "Những bức ảnh này đã phạm phải điều tối kị khi làm tổn thương đến những người đã khuất và gây nên nỗi đau không thể chịu đựng được đối với những người còn sống”.

 Người đàn ông rơi từ Trung tâm thương mại thế giới sau khi máy bay đâm vào tòa nhà (Ảnh: Getty)

Người đàn ông rơi từ Trung tâm thương mại thế giới sau khi máy bay đâm vào tòa nhà (Ảnh: Getty)

Những bức ảnh đã ghi lại những khoảnh khắc khi con người phải đứng trước sự lựa chọn vô cùng khó khăn: nhảy ra ngoài cửa sổ tòa tháp đôi sau khi hai chiếc máy bay đâm vào WTC. Đối mặt với ngọn lửa hung dữ trên những tầng cao, họ không còn lựa chọn nào khác là lao mình ra khỏi tòa nhà dù biết rằng cầm chắc trong tay cái chết.

Kèm theo những bức ảnh là lời kể của các nhân chứng. Điều này phần nào giúp người xem hiểu được hoàn cảnh lúc đó khiến các nạn nhân đưa ra quyết định như vậy.

"Cô ấy đang mặc bộ đồ công sở và tóc tai thì bù xù. Người phụ nữ đứng đó khoảng vài phút, rồi cô chỉnh lại chiếc váy của mình và bước ra lan can. Trước khi nhảy cô ấy còn chỉnh lại váy của mình, tôi nghĩ đó là hành động rất con người. Tôi không thể tiếp tục nhìn chuyện gì xảy ra sau đó”, nhân chứng James Gilroy kể lại.

 Rất đông người đứng trên các cửa sổ của tòa tháp Bắc thuộc WTC khi lửa và khói đang bốc lên ngùn ngụt (Ảnh: Getty)

Rất đông người đứng trên các cửa sổ của tòa tháp Bắc thuộc WTC khi lửa và khói đang bốc lên ngùn ngụt (Ảnh: Getty)

Còn nhân chứng Victor Colantonio nhớ lại khoảnh khắc khi nhìn thấy một người đàn ông nhảy khỏi tòa nhà: "Anh ấy mặc áo sơ-mi trắng, quần đen và rơi tự do trong vô vọng”.

Một nhân chứng khác là Louisa Griffith-Jones cho biết cô cảm thấy tôn trọng những người đã đưa ra quyết định như vậy: "Họ đã kết thúc cuộc đời mình mà không có sự lựa chọn và sẽ là sai trái nếu chúng ta quay lưng lại với họ”.

Theo số liệu thống kê, ước tính đã có khoảng 200 người nhảy khỏi tòa nhà hoặc bị rơi xuống đất. Hầu hết họ đều ở tòa nhà phía Bắc của WTC bởi lửa ở đó cháy rất dữ dội. Một số nhân chứng cho biết nhiều người cố lấy rèm hoặc khăn trải bàn lớn để làm thành dù. Một số khác lại thấy một cặp đôi nắm tay nhau khi họ nhảy xuống.

Có lẽ điều bi kịch nhất đến nay là chưa thể xác định được danh tính của những người đã nhảy xuống bởi lực lượng chức năng không thể tìm thấy những phần còn lại thi thể họ.

 Người đàn ông rơi (Ảnh: AP)

Người đàn ông rơi (Ảnh: AP)

Bức ảnh nổi tiếng nhất được chụp bởi nhiếp ảnh gia Richard Drew của hãng thông tấn AP có tên "Người đàn ông rơi” (The Falling Man).

Những người đã từng xem bức ảnh này đều bị ám ảnh. Báo chí đã tốn không ít giấy mực để viết về bức ảnh này và thậm chí còn có một bộ phim tài liệu riêng về nó.

Mặc dù chưa được xác định chính xác, song người ta cho rằng người đàn ông trong bức ảnh là Jonathan Briley, 43 tuổi, làm việc trong một nhà hàng trên tầng 106 của tòa nhà phía Bắc. Bức ảnh này được tờ New York Timescông bố ngày 12/9/2001 nhưng nghiêm cấm sử dụng.

16 năm sau thảm kịch khủng bố 11/9, người ta vẫn chưa thể thống kê chính xác bao nhiêu người chủ động nhảy khỏi tòa nhà và bao nhiêu người bị rơi hay thậm chí là bị đám đông xô đẩy. Nhưng không một trường hợp nào thiệt mạng trong vụ 11/9 được coi là hành động tự sát.

Báo USA Today viết: "Họ không lựa chọn cái chết mà họ lựa chọn cách để chết”.

 Một máy bay bị không tặc đang lao tới Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York (Ảnh: AFP)

Một máy bay bị không tặc đang lao tới Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York (Ảnh: AFP)


Theo Dân Trí

Các tin khác


G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục