Ngày 10-11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tham dự buổi lễ mang tính biểu tượng cao tại khu rừng Rethondes, thành phố Compiègne cách Paris 60 km về phía bắc.


Ông Macron và bà Merkel gặp gỡ các cựu chiến binh trong buổi lễ tại khu rừng Rethondes. (Ảnh: Reuters)

Hai nhà lãnh đạo đã khánh thành tấm bảng kỷ niệm tại nơi mà các bên đã ký kết Hiệp ước đình chiến, kết thúc cuộc chiến tranh thảm khốc đã làm thiệt mạng 18 triệu người. Trên tấm bảng ghi dòng chữ: "Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày ký Hiệp ước đình chiến 11-11-1918, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Angela Merkel tái khẳng định giá trị của sự hòa giải Pháp - Đức, vì châu Âu và vì hòa bình".

Hai nhà lãnh đạo sau đó đã đến thăm khu vực tái hiện toa tàu nơi Hiệp ước đình chiến được ký kết. Đây là lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, một Tổng thống Pháp và một Thủ tướng Đức gặp nhau tại địa điểm tưởng niệm này.

Lễ kỷ niệm chính thức diễn ra sáng ngày 11-11 tại Khải Hoàn Môn trên đại lộ Champs Elysée (trung tâm thủ đô Paris), với sự tham gia của 72 nguyên thủ và lãnh đạo quốc gia. Trước đó, từ một tuần nay, hàng loạt sự kiện diễn ra khắp cả nước Pháp. Hơn 1.200 sự kiện độc đáo nhất tại các địa phương đã được một Ủy ban quốc gia dán nhãn "Trăm năm".

Các cuộc triển lãm, các dự án giáo dục, các buổi biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trong thời gian dài, thậm chí vài tháng, nhằm nhắc nhở các thế hệ hiện tại lịch sử đau thương và bi hùng của Pháp và châu Âu, cũng như để tưởng niệm 1,4 triệu binh sĩ Pháp đã hy sinh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cùng ngày, Paris tổ chức lễ khánh thành Đài tưởng niệm những người lính Paris đã ngã xuống vì Tổ quốc trong cuộc chiến 1914-1918. Quần thể có chiều dài 280 m và cao 1,3 m, nằm trên đại lộ Ménilmontant (quận 20), trên đó ghi danh 94.415 liệt sĩ. Tổng chi phí xây dựng khoảng một triệu euro.

* Ngày 11-11, Australia và New Zealand đã tiến hành lễ tưởng niệm 100 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ước tính hơn 80 nghìn người dân của hai nước đã bỏ mạng trong cuộc chiến này.

Phát biểu tại buổi lễ tưởng niệm quốc gia ở thủ đô Canberra với sự tham gia của hàng nghìn người, Thủ tướng Australia Scott Morrison đề cập tới sự hy sinh của những người lính trong chiến tranh.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, hơn 400 nghìn thanh niên Australia đã lên đường nhập ngũ, trong đó có 300 nghìn người tham chiến ở nước ngoài và gần 62 nghìn người đã tử trận. Đặc biệt, hơn 10 nghìn binh sĩ thuộc Quân đoàn Australia và New Zealand (ANZAC) đã tử nạn trong chiến dịch tại bán đảo Gallipoli của Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù chiến dịch tấn công đã thất bại, song nó đã để lại di sản về lòng dũng cảm và tình hữu nghị giữa hai quốc gia, đồng thời được xem là bước ngoặt phát triển của hai nước.

Trong khi đó, tại New Zealand, lễ tưởng niệm diễn ra hai phút sau khi mặc niệm vào đúng 11 giờ ngày 11-11, thời điểm hiệp định đình chiến được ký kết. 100 phát súng đã được bắn ra tại cảng Wellington, cùng tiếng chuông nhà thờ, cũng như tiếng còi từ các tàu, ô-tô và xe cấp cứu.

Phát biểu tại Đài tưởng niệm quốc gia ở thủ đô Wellington, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nhấn mạnh những âm thanh hợp xướng trên đã thể hiện niềm hân hoan, và hy vọng đã lan tỏa khắp New Zealand khi thông tin về Hiệp định đình chiến được công bố.

Ước tính hàng nghìn người đã tới dự lễ tưởng niệm trên khắp New Zealand. Thống kê cho thấy, hơn 100 nghìn người New Zealand, tương đương 10% dân số lúc bấy giờ, đã tham chiến ở nước ngoài, trong đó 18.300 người đã thiệt mạng.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mâu thuẫn quyền lợi giữa các đế quốc Anh và Đức, Pháp và Đức, Nga và Áo-Hung đã đưa tới sự thành lập hai khối quân sự kình địch của nhau: Khối liên minh Đức-Áo-Hung và khối Hiệp ước Anh-Pháp-Nga. Cuộc tranh giữa hai khối đã dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc chiến đã làm hơn 10 triệu người thiệt mạng, hàng chục triệu người bị thương, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền mà các nước tham chiến chi phí cho cuộc chiến lên tới con số 85 tỷ USD. Về quy mô và sự khốc liệt, cuộc chiến này chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

                TheoNhandan

Các tin khác


Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục