Cựu Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) tin rằng Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai cần giải quyết 5 vấn đề mà trước tiên là "tháo ngòi" nguy cơ chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên.


Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) trong cuộc gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều lần thứ nhất ở Singapore ngày 12/6/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai, cựu Đại diện thương mại và Thứ trưởng ngoại giao Mỹ dưới thời Tổng thống George W Bush, ông Robert Joellick cho rằng cách tiếp cận của Tổng thống Donald Trump đối với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại hội nghị lần này cần thực tế và dựa trên những thỏa thuận đã đạt được ở hội nghị lần đầu tiên.

Ông Joellick, từng đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), đã đánh giá về sự kiện quan trọng, thu hút sự quan tâm hàng đầu của thế giới những ngày này.

Theo phóng viên TTXVN tại New York, trong bài bình luận trên tờ The Wall Street Journal số ra ngày 24/2, cựu quan chức Mỹ tin rằng hội nghị thượng đỉnh lần này cần giải quyết 5 vấn đề.

Trước tiên, đó là "tháo ngòi" nguy cơ chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên. Việc đình chiến năm 1953 đã dẫn tới mối quan hệ căng thẳng 66 năm nay giữa Triều Tiên và Hàn Quốc và giờ cả hai bên phải từng bước chấm dứt sự đối đầu dai dẳng này.

Nếu nguy cơ bùng nổ chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên không còn hiện hữu, Mỹ có thể giảm số binh sỹ của mình đang đồn trú tại khu vực.

Thứ hai, Triều Tiên và Hàn Quốc cần có một chương trình nghị sự xây dựng lòng tin trong mối quan hệ song phương.

Những bước đầu tiên nên tập trung vào các mục tiêu nhân đạo, đoàn tụ gia đình, giao lưu thể thao và kết nối quan hệ cá nhân giữa người với người để dần dần mở cửa xã hội Triều Tiên ra với Hàn Quốc và với cả thế giới.

Các dự án kinh tế cần khuyến khích những cải tổ đơn giản nhằm nâng cao đời sống của người dân, phát triển thị trường.

Tiếp đến, theo ông Joellick, các bên phải đàm phán vấn đề an ninh khu vực. Bán đảo Triều Tiên từ lâu đã là nơi diễn ra việc tranh giành quyền lực ở Đông Bắc Á kể từ cuộc chiến Nhật-Trung những năm 1894-1895 và cuộc chiến Nhật-Nga thời kỳ 1904-1905.

Để có được an ninh và hòa bình lâu dài, cả hai miền Triều Tiên cần phải hợp tác với các nước châu Á khác và Mỹ trong những vấn đề như hạn chế số tên lửa tầm ngắn hay vấn đề Triều Tiên trao trả những công dân Nhật Bản bị bắt cóc.

Thứ tư, cả Washington và Seoul cần hướng Bình Nhưỡng tới những mô hình cải tổ kinh tế. Trong khi đó, Mỹ và Hàn Quốc, cũng như các quốc gia khác có thể hỗ trợ lương thực, thuốc men cho Triều Tiên khi những lệnh trừng phạt vẫn đang có hiệu lực.

Nếu Triều Tiên hướng tới cơ chế thị trường thì các nước nhất là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc cần mở cửa với quốc gia Đông Bắc Á này.

Và cuối cùng, cựu quan chức ngoại giao Mỹ nhận định tất cả các bên liên quan đều cần chung tay giải quyết mối hiểm họa tên lửa và vũ khí hạt nhân và quá trình này cần được tiến hành từng bước song song với việc xây dựng lòng tin.

Triều Tiên cần thực sự ngừng thử và phổ biến tên lửa và vũ khí hủy diệt hàng loạt, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) kiểm tra theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Ông Robert Zoellick cũng cho rằng những đề xuất của chính quyền Tổng thống Trump như ký Hiệp ước hòa bình hay mở các văn phòng liên lạc điều phối sẽ không đạt hiệu quả nếu không được kết nối với các mục tiêu về chính sách.

Theo kế hoạch, hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Mỹ sẽ diễn ra trong các ngày 27-28/2 tại Hà Nội.

Tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên được tổ chức tại Singapore tháng Sáu năm ngoái, hai bên nhất trí Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn để đổi lấy sự đảm bảo an ninh từ Mỹ.

Hội nghị thượng đỉnh lần hai dự kiến sẽ tập trung đàm phán về các bước phi hạt nhân hóa cụ thể của Bình Nhưỡng và các biện pháp tương ứng mà Triều Tiên yêu cầu Mỹ thực hiện như nới lỏng các lệnh trừng phạt và cải thiện quan hệ./.

     TheoVietnamplus

 

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục