Theo kết quả chính thức cuộc tổng tuyển cử tại Israel, đảng Likud của Thủ tướng B.Netanyahu đã đánh bại đối thủ chính là đảng Xanh - Trắng. Tổng thống Israel đã chính thức chỉ định Thủ tướng B.Netanyahu đứng ra thành lập chính phủ liên minh mới. Đây là nhiệm kỳ thủ tướng thứ năm của ông B.Netanyahu với không ít thách thức kể cả về đối nội và đối ngoại.


Cuộc tham vấn giữa Tổng thống R.Rivlin với đại diện một số đảng ở Israel. Ảnh i24NEWS

Cuộc bầu cử tại Israel vừa qua được coi là cuộc trưng cầu ý dân đối với nhiệm kỳ của Thủ tướng, Chủ tịch đảng Likud B.Netanyahu, người đã đảm nhiệm vị trí thủ tướng bốn nhiệm kỳ với tổng thời gian nắm quyền hơn 13 năm. Đảng Likud đã giành 36 ghế tại Quốc hội (Knesset), trong khi đảng Xanh - Trắng của cựu Tham mưu trưởng quân đội B.Gan, đối thủ chính của ông B.Netanyahu chỉ giành 35 ghế. Thủ tướng B.Netanyahu đã bày tỏ ý định hợp tác với các đảng cánh hữu và Do thái chính thống để thành lập một chính phủ liên minh.

Quyết định chỉ định ông B.Netanyahu thành lập chính phủ được đưa ra theo đề xuất của lãnh đạo các đảng đại diện cho 65 ghế trong Quốc hội mới tại các cuộc tham vấn với Tổng thống R.Rivlin. Đây sẽ là nhiệm kỳ thứ năm của Thủ tướng B.Netanyahu. Ông có 28 ngày để tiến hành các cuộc đàm phán về thành lập liên minh cầm quyền. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các đảng tôn giáo chính thống với các đảng cánh hữu thế tục có khả năng sẽ làm phức tạp quá trình đàm phán thành lập chính phủ liên minh.

Thủ tướng B.Netanyahu tranh cử thủ tướng trong bối cảnh phải đối mặt áp lực chính trị khi Tổng Chưởng lý Israel xúc tiến kế hoạch truy tố ông trong ba vụ án tham nhũng lớn. Thủ tướng B.Netanyahu gọi đây là âm mưu chính trị nhằm đánh bại ông trong bầu cử. Những cáo buộc liên quan tham nhũng đã gây khó khăn cho ông B.Netanyahu khi ông vẫn phải đối mặt nguy cơ bị truy tố, cho dù khối cánh hữu chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Dù có kinh nghiệm chính trường, song Thủ tướng B.Netanyahu đứng trước không ít khó khăn xuất phát từ các vấn đề đối ngoại nhạy cảm liên quan cuộc xung đột kéo dài Israel - Palestine, cũng như quan hệ của Nhà nước Do thái với các nước A-rập. Những chính sách dưới thời Thủ tướng B.Netanyahu về các vấn đề liên quan tiến trình hòa bình Trung Đông luôn vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của Chính quyền Palestine. Việc ông làm Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ nữa khiến việc tìm giải pháp cho cuộc xung đột Israel - Palestine dường như không có nhiều hy vọng. Tổng Thư ký Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) S.Erekat cho rằng, người dân Israel đã bỏ phiếu cho một phương án không đem lại hòa bình. Ông B.Netanyahu từng tuyên bố sẽ sáp nhập các khu định cư Do thái ở Bờ Tây nếu ông được bầu lại làm Thủ tướng. Động thái này chắc chắn sẽ vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ Palestine và các nước A-rập. Những gì xảy ra với các khu định cư Do thái luôn là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất giữa Israel và Palestine. Phía Palestine nói rằng, sự hiện diện của các khu định cư làm cho một quốc gia Palestine độc lập trong tương lai là điều không thể.

Thủ tướng B.Netanyahu đứng trước nhiệm kỳ thứ năm với đầy ắp công việc phải giải quyết. Ông sẽ phải tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế, củng cố vị thế đất nước, bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia. Về đối ngoại, ông sẽ phải tiếp tục thúc đẩy đối thoại với các lãnh đạo A-rập nhằm làm dịu căng thẳng trong khu vực liên quan cuộc xung đột với Palestine, vấn đề cao nguyên Golan của Syria...

 

              TheoNhandan

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục