Sputnik cho biết, Mỹ đã ký nhiều hợp đồng chế tạo các loại tên lửa đạn đạo mới trong vòng 3 tháng kể từ khi Washington tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF)

Từ tháng 10/2018 đến tháng 2/2019, khi Mỹ quyết định tiến hành quá trình rút khỏi Hiệp ước INF, họ đã ký hợp đồng mua hàng loạt tên lửa mới trị giá hơn 1,1 tỉ USD với các nhà thầu quân sự, theo báo cáo của Tổ chức Chiến dịch quốc tế về loại bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) hôm 2/5 cho biết.

Theo số liệu của ICAN đưa ra, Chính phủ Mỹ đã ký kết với nhà thầu quân sự Raytheon khoảng 44 hợp đồng có trị giá 537 triệu USD; ký với Lockheed Martin 36 hợp đồng trị giá 268 triệu USD và với Boeing 4 hợp đồng có trị giá 245 triệu USD.

Vụ phóng tên lửa Minuteman III của Mỹ hôm 1/5. Ảnh: RT

Ngoài ra, nguồn tin của Sputnik còn cho biết, hồi tháng 3 năm nay, Mỹ cho biết họ đang chuẩn bị thử nghiệm hai loại tên lửa phóng từ mặt đất mới trong tháng 8 tới. Hai loại tên lửa này được phát triển trong 30 năm qua, bao gồm một tên lửa hành trình tầm thấp có tầm bắn khoảng 1.000km và một tên lửa đạn đạo có tầm bắn khoảng 3.000-4.000km. Các quan chức Mỹ khẳng định hai loại tên lửa mới của họ sẽ không tích hợp đầu đạn hạt nhân.

Khi đưa ra tuyên bố rút khỏi Hiệp ước INF hồi tháng 10/2018, Tổng thống Trump cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF thông qua việc phát triển hệ thống tên lửa 9M729 mới. Tuy nhiên, phía Moscow luôn bác bỏ cáo buộc trên, đồng thời Nga cũng công bố nhiều chi tiết liên quan đến tên lửa mới này nhằm chứng minh nó không hề vi phạm quy định của Hiệp ước INF.

Báo cáo của ICAN được đưa ra sau khi Không quân Mỹ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III. Tên lửa này được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg ở Tây Bắc Los Angeles vào rạng sáng 1/5 (giờ địa phương). Tên lửa Minuteman III có phạm vi hoạt động khoảng 13.000km và được Mỹ đưa vào biên chế từ năm 1970. Mỗi tên lửa có thể mang tới 3 đầu đạn hạt nhân và ước tính trị giá 7 triệu USD/quả.

TheoVietnamnet

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục