Hai nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và Kim Jong-un đã nhất trí phối hợp với nhau để tạo ra tương lai tươi sáng cho các quan hệ giữa hai đảng và hai nhà nước.


(Ảnh chụp từ đài truyền hình CCTV của Trung Quốc): Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ 2, trái) tại Bình Nhưỡng, ngày 20/6/2019. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Ngày 20/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-unđã nhất trí phối hợp với nhau để tạo ra tương lai tươi sáng cho các quan hệ giữa hai đảng và hai nhà nước.

Thỏa thuận trên đã đạt được tại cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo nhân chuyến thăm Bình Nhưỡng của ông Tập Cận Bình.

Liên quan đến vấn đề hạt nhân, tại cuộc hội đàm, ông Tập Cận Bình cho biết cộng đồng quốc tế hy vọng Mỹ và Triều Tiên có thể bắt đầu lại một cuộc đối thoại hiệu quả.

Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) dẫn lời ông Tập Cận Bình nhận định tình hình trên bán đảo Triều Tiên "gây quan ngại cho hòa bình và an ninh của khu vực," tuy nhiên "trong năm qua, vấn đề bán đảo đã chứng kiến những viễn cảnh tươi sáng thông qua đối thoại và giành được sự công nhận và mong đợi của cộng đồng quốc tế."

Nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh ủng hộ giải pháp chính trị cho các vấn đề trên bán đảo và sẵn sàng giúp giải quyết lo ngại về an ninh của Bình Nhưỡng, cũng như cam kết đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Về phần mình, ông Kim Jong-un cho biết đất nước của ông đã thực hiện "nhiều biện pháp tích cực" trong năm qua, song vẫn không nhận được "một sự hồi đáp thiết thực từ bên liên quan." Mặc dù vậy, ông "vẫn kiên nhẫn" và "hy vọng nước liên quan sẽ đối thoại trực tiếp với Triều Tiên và giải quyết các vấn đề quan tâm của nhau để giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên."

Cuộc hội đàm thượng đỉnh Trung Quốc-Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Triều Tiên đang bế tắc kể từ sau hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai ở Hà Nội./.

 

           TheoVietnamplus

Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục