Thái Lan mong muốn có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên hiệp châu Âu (EU) giống như Việt Nam, để giúp GDP nước này tăng trưởng 1,63%/năm, kích cầu đầu tư, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa.



Thủ đô Bangkok của Thái Lan cũng sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định FTA với EU.

Đó là kết quả nghiên cứu của Vụ Đàm phán thương mại (Bộ Thương mại) và Viện nghiên cứu tương lai vì phát triển (IFD) của Thái Lan. Theo Vụ trưởng Đàm phán thương mại, bà Auramon Supthaweethum, nghiên cứu cho thấy FTA Thái Lan - EU dự kiến ​​sẽ giúp nước này tăng xuất khẩu 3,43%, nhập khẩu 3,42% và đầu tư 2,74% mỗi năm. Ngoài ra, thu nhập của các gia đình và phúc lợi xã hội cũng được hưởng lợi.

Các sản phẩm của Thái Lan dự kiến ​​sẽ được lợi từ hiệp định FTA với EU gồm ô-tô và phụ tùng, hàng dệt may, điện tử, hóa chất, cao-su, nhựa, thực phẩm và thực phẩm chế biến, máy móc và phụ tùng, xây dựng và sản phẩm da. Ngược lại, một số sản phẩm của Thái Lan như đường, rau quả, trái cây và đậu lại chịu sức ép và cạnh tranh từ FTA này. "Nghiên cứu từ các Hiệp định FTA của EU với Singapore, Brasil và Việt Nam cho thấy Thái Lan sẽ được lợi trong mở rộng thị trường nếu đạt thỏa thuận FTA với EU, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng tiêu cực của các rào cản và bảo hộ thương mại”, bà Auramon nói.

Tuy nhiên, bà Auramon cũng cảnh báo các doanh nghiệp Thái Lan về tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe của phía EU trong việc tiếp cận thị trường đối với các sản phẩm và dịch vụ như thương mại điện tử, cạnh tranh thương mại công bằng, bảo vệ sở hữu trí tuệ. Thái Lan phải sẵn sàng cho các cuộc đàm phán và chuẩn bị cẩn thận các biện pháp khắc phục cho các ngành bị ảnh hưởng.

Bộ Thương mại Thái Lan đang đẩy nhanh các nghiên cứu về các cơ hội và thách thức trong việc ký kết Hiệp định FTA giữa Thái Lan và EU sau khi khối này bật đèn xanh cho việc nối lại đàm phán FTA với nền kinh tế lớn thứ hai ASEAN. EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 và cũng là nhà đầu tư lớn thứ 4 của Thái Lan. Trao đổi thương mại song phương giữa Thái Lan và EU đạt 47,3 tỷ USD năm 2018, chiếm 9,4% tổng thương mại của Thái Lan với thị trường thế giới. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 25 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm 2017 và nhập khẩu 22,27 tỷ USD, tăng 9%.

Thái Lan xuất khẩu các sản phẩm chính vào EU là máy tính và phụ tùng, ô-tô và phụ tùng, đá quý và đồ trang sức, mạch điện, máy điều hòa không khí và phụ tùng, trong khi nhập khẩu từ EU gồm máy móc và phụ tùng, máy bay, thiết bị điện tử, hóa chất và thuốc y tế.


                                Theo Nhandan

Các tin khác


Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Hai tham vọng lớn xung quanh cuộc cách mạng kỹ thuật số ở châu Âu

Cuộc họp không chính thức Bộ trưởng Viễn thông Liên minh châu Âu (EU) đã diễn ra trong hai ngày 11-12/4 tại thành phố Louvain-la-neuve của Bỉ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục