Dịch COVID-19 đã gây thiệt hại nặng nề tại khu vực Mỹ Latinh với hơn 7 triệu ca nhiễm bệnh, 260.000 ca tử vong và buộc hầu hết các nước phải đóng cửa biên giới trên bộ.


Cửa khẩu Rumichaca ở biên giới Colombia và Ecuador. (Ảnh: Wikipedia)

Ngày 27/8, các bộ trưởng ngoại giao 9 nước Nam Mỹ đã tham gia hội nghị trực tuyến nhằm xem xét khả năng mở cửa lại biên giới khu vực vốn bị đóng nhiều tháng qua trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hoành hành. 

Ngoại trưởng Chile Andres Allamand cho biết ông cùng 8 người đồng cấp khác trong khối Diễn đàn vì sự tiến bộ và phát triển của Nam Mỹ (Prosur) đã thành lập một ủy ban với nhiệm vụ trong 10 ngày phải đề ra được các biện pháp nhằm tái mở các đường biên giới.

Phát biểu với các phóng viên sau hội nghị trực tuyến, Ngoại trưởng Allamand cho biết Chile sẽ đề xuất việc mở lại biên giới kèm điều kiện một hộ chiếu và một xét nghiệm âm tính COVID-19, song điều quan trọng là các nước trong khối phải phối hợp với nhau để đưa ra được một cơ chế kiểm soát cụ thể.

Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, chính phủ Colombia thông báo đã bắt đầu tiến hành những bước đầu tiên để mở lại các chuyến bay quốc tế sau 5 tháng đình chỉ mọi hoạt động.

Bộ Y tế Colombia không công bố chính xác ngày mở lại đường bay quốc tế, song cho hay các cơ quan trực thuộc chính phủ khác như Cơ quan Hàng không Dân dụng sẽ đánh giá đề xuất này.

Bộ Y tế Colombia cũng tiết lộ các nghiên cứu từ những quốc gia khác về nguy cơ lây lan của dịch bệnh COVID-19 qua các chuyến bay nội địa và quốc tế cho thấy nguy cơ cao hay thấp là tùy theo diễn biễn của đại dịch ở nơi xuất phát và nơi đến. 

Colombia bắt đầu đình chỉ mọi chuyến bay quốc tế cũng như nội địa và đóng cửa toàn bộ biên giới từ tháng 3 cùng với việc thiết lập các biện pháp cách ly bắt buộc để đối phó dịch COVID-19.

Hiện các chuyến bay nội địa ở nước này đã được nối lại sau khi chính phủ nới lỏng các biện pháp hạn chế, nhưng biên giới trên bộ và trên biển sẽ tiếp tục đóng cho tới ít nhất là ngày 1/10.

Dịch COVID-19 đã gây thiệt hại nặng nề tại khu vực Mỹ Latinh với hơn 7 triệu ca nhiễm bệnh, 260.000 ca tử vong và buộc hầu hết các nước phải đóng cửa biên giới trên bộ./.


Theo TTXVN

Các tin khác


WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục