Trong 3 quý đầu năm nay, thương mại song phương ASEAN và Trung Quốc đã đạt 481,8 tỉ USD, đưa ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.


Lễ ký kết Hiệp định RCEP. (Nguồn: AFP)

Tân Hoa xã ngày 6/12 dẫn nhận định của một học giả Singapore cho rằng việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ mang lại một động lực mới cho hợp tác kinh tế và thương mại giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc.

Ông Dụ Hồng, học giả thuộc Viện nghiên cứu Đông Á-Đại học Quốc gia Singapore, đánh giá hợp tác kinh tế và thương mại song phương vẫn phát triển mạnh mẽ bất chấp ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp câp COVID-19. Theo ông, một mối quan hệ như vậy sẽ được củng cố nhờ việc ký kết RCEP – hiệp định thương mại lớn nhất thế giới tính tới thời điểm này.

Trong 3 quý đầu năm nay, thương mại song phương ASEAN và Trung Quốc đã đạt 481,8 tỉ USD, đưa ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Ông Dụ Hồng cho rằng: "Điều này thể hiện tính thích nghi cao của hợp tác kinh tế và thương mại cũng như tiềm năng hợp tác lớn giữa hai bên."

Ông Dụ Hồng chỉ ra rằng các ngành công nghiệp tại Trung Quốc và các nước ASEAN có khả năng bổ sung tốt cho nhau và hai bên có nhiều tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, kinh tế số, đổi mới sản xuất và thương mại dịch vụ. RCEP sẽ giúp các nước ASEAN giàu tài nguyên và nhân lực thực hiện việc chuyển đổi các ngành công nghiệp sản xuất nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa. Điều này tạo điều kiện cho ASEAN hội nhập tốt hơn vào các chuỗi công nghiệp trong khu vực và trên thế giới, qua đó tăng cường hội nhập kinh tế khu vực.

Theo ông Dụ Hồng, RCEP đã mang lại một động lực mạnh mẽ cho các công ty ASEAN và Trung Quốc trong việc đối phó với đại dịch COVID-19 bằng cách cho phép các công ty tiếp cận các thị trường trong khu vực. Chuyên gia này cũng cho biết các nước ASEAN lạc quan vào sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc và các cơ hội kinh doanh tại thị trường khổng lồ này. ASEAN sẽ đóng vai trò ngày càng lớn trong các mối quan hệ kinh tế và thương mại của Trung Quốc./.


Theo TTXVN

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục