Tiến độ tiêm chủng và phân phối vắc-xin ngừa Covid-19 đang là rào cản lớn đối với sự phục hồi đồng đều giữa các nền kinh tế. Đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp do tốc độ lây lan nhanh của biến thể Delta và có thể sẽ khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại hơn 2.300 tỷ USD.


Ghana tiếp nhận lô vắc-xin thông qua Cơ chế Covax. Ảnh: REUTERS
 

Theo một nghiên cứu mới được Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc báo The Economist công bố, đến giữa năm 2022, các quốc gia chưa tiêm đủ vắc-xin cho 60% số dân sẽ chịu tổn thất kinh tế tương đương 2.000 tỷ euro (2.348 tỷ USD) trong giai đoạn 2022-2025. Báo cáo nhấn mạnh, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi sẽ phải gánh chịu khoảng 70% khoản thiệt hại nêu trên do tỷ lệ chủng ngừa thấp hơn so các nước phát triển. 

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ chịu nhiều thiệt hại về kinh tế nhất. Tuy nhiên, xét trên tỷ lệ của nền kinh tế, khu vực phía nam sa mạc Sahara ở châu Phi chịu tổn thất cao nhất, mất đi khoảng 3% GDP được dự báo của cả khu vực. Theo ước tính của Bloomberg, nền kinh tế châu Phi sẽ mất 14 tỷ USD mỗi tháng do không thể tiếp cận vắc-xin và chậm tiêm chủng. Tính đến nay, khoảng 60% số dân của các nước thu nhập cao đã được tiêm ít nhất một mũi vắc-xin ngừa Covid-19, trong khi tỷ lệ này mới là 1% tại phần lớn các nước thu nhập thấp hơn. EIU đánh giá, tốc độ tiêm chủng chậm chạp ở những quốc gia có thu nhập thấp và đang phát triển sẽ tiếp tục trì hoãn tiến trình phát triển kinh tế và thu hẹp khoảng cách với các nền kinh tế tiên tiến hơn.

Tác giả báo cáo, Giám đốc chương trình dự báo toàn cầu của EIU Agathe Demarais nhận định, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm cung cấp vắc-xin ngừa Covid-19 cho các nước nghèo thông qua Cơ chế COVAX đã không đạt được kỳ vọng, dù đã phân bổ hơn 215 triệu liều vắc-xin đến 138 quốc gia và vùng lãnh thổ. Báo cáo cũng cho rằng, khả năng tiếp cận vắc-xin không đồng đều giữa các nền kinh tế sẽ còn nới rộng, trong bối cảnh các nền kinh tế phát triển đang tiến tới tiêm mũi vắc-xin tăng cường ngừa Covid-19 cho nhóm người đã tiêm đủ hai mũi. Nhu cầu tiêm mũi thứ ba ở các nước phát triển sẽ dẫn tới sự thiếu hụt nguyên liệu thô và tạo ra thêm nút thắt trong khâu sản xuất vắc-xin toàn cầu.

Hơn 200 triệu ca mắc Covid-19 đang cản trở nền kinh tế thế giới trở lại quỹ đạo phát triển. Báo cáo của EIU cũng đưa ra cảnh báo, sự chậm trễ trong việc triển khai chủng ngừa có thể làm gia tăng nguy cơ bất ổn xã hội tại các nền kinh tế đang phát triển. Hơn cả những thiệt hại kinh tế được dự báo, những nước đang phát triển sẽ còn đối mặt nhiều mất mát khi chưa thể tiếp cận vắc-xin như các quốc gia phát triển.

TheoNhanDan


 

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục