Theo các chuyên gia và nhiều nghiên cứu sơ bộ, dù vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng những người đã tiêm phòng COVID-19 sẽ ít có nguy cơ bị bệnh nặng và xuất hiện các hội chứng "COVID kéo dài" hơn.




Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Toronto, Canada, ngày 12/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Một nghiên cứu mới được các nhà khoa học Israel công bố đầu tuần này cho thấy bên cạnh tác dụng giảm nguy cơ bệnh nặng, việc tiêm phòng còn có thể mang lại hiệu quả bảo vệ trước nguy cơ xuất hiện các triệu chứng "COVID kéo dài" (Long COVID).

Các tác giả nghiên cứu nêu rõ việc tiêm ít nhất 2 mũi vaccine phòng bệnh có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ xuất hiện những triệu chứng thường gặp sau thời gian mắc COVID-19 nặng. Nghiên cứu thực hiện với 3.000 người tham gia, bằng cách điền vào một phiếu khảo sát trực tuyến. Theo đó, so với những người chưa tiêm phòng mà mắc bệnh, nhóm 637 người đã tiêm phòng và mắc bệnh ít xảy ra những triệu chứng như choáng váng, đau đầu, yếu và đau cơ dai dẳng.

Các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu về tác động của hội chứng "COVID kéo dài"- các triệu chứng vẫn xuất hiện ít nhất 1 tháng sau khi người bệnh được xác nhận nhiễm COVID-19- và tìm cách khắc phục hội chứng này. Dù những kết quả nghiên cứu trên rất đáng khích lệ nhưng hiện các chuyên gia vẫn chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn.

Tiến sĩ Janna Williams, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm thuộc hệ thống dịch vụ y tế Northwestern Medicine, Chicago (Mỹ), cho rằng có lý do để tin rằng những người tiêm phòng đầy đủ ít có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng "COVID kéo dài". Điều này là bởi vì nếu được tiêm phòng đầy đủ, nguy cơ mắc COVID-19 giảm đi và vì vaccine có hiệu quả cao trong phòng bệnh nặng nên nguy cơ xuất hiện các triệu chứng suy nhược liên quan "COVID kéo dài" cũng thấp hơn.

Chuyên gia khả biến thần kinh Ashok Gupta đã nghiên cứu về hội chứng "COVID kéo dài" và cho rằng nghiên cứu mới nhất từ Israel, dù chưa được đánh giá chéo, nhưng có kết luận khá tương đồng với các nghiên cứu khác và là tín hiệu đáng khích lệ. Theo giải thích của chuyên gia Gupta, nhờ tiêm phòng, cơ thể có hệ thống cảnh báo sớm tình trạng nhiễm virus và có thể nhận diện virus, ngăn chặn hiệu quả hơn. Bệnh không nặng thì ít nguy cơ xuất hiện các triệu chứng "COVID-19 kéo dài".

Tiến sĩ Allison McGeer từ Hệ thống y tế Sinai ở Toronto (Canada) cũng cho rằng có những bằng chứng chỉ ra triệu chứng "COVID kéo dài" ít xuất hiện ở những người đã tiêm phòng nếu bị nhiễm bệnh do các biến thể trước đây như Delta. Một nghiên cứu đã qua đánh giá chéo của Anh, được công bố trên tạp chí y khoa Lancet hồi tháng 9/2021, cũng chỉ ra việc tiêm 2 mũi vaccine phòng bệnh có thể giúp giảm nguy cơ xuất hiện các triệu chứng kéo dài ít nhất 28 ngày sau khi được các nhận nhiễm bệnh.

Hiện vẫn chưa có cách định nghĩa tiêu chuẩn về "COVID kéo dài" và giới khoa học cho rằng vẫn cần thêm thời gian nghiên cứu đánh giá để có thể đưa ra một cách chẩn đoán hội chứng này. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), "tình trạng hậu COVID-19" xảy ra ở những cá nhân có tiền sử nghi nhiễm hoặc đã xác nhận nhiễm virus SARS-CoV-2, thường kéo dài khoảng 3 tháng kể từ khi nhiễm bệnh, với các triệu chứng có thể kéo dài ít nhất 2 tháng và vẫn chưa thể lý giải bằng một các chẩn đoán khác.

Các triệu chứng thường thấy gồm choáng váng, khó thở, tức ngực, đau đầu, não sương mù (hay quên, tập trung kém, dễ nhầm lẫn), mất trí nhớ, đau cơ và đau nhiều vùng cùng lúc. Có người vẫn có kết quả xét nghiệm dương tính với virus nếu gặp hội chứng này. Đến nay, các chuyên gia đều nhất trí rằng mọi người nên đi tiêm phòng vì đây là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc "COVID kéo dài".


                                          TheoBaotintuc

Các tin khác


LHQ kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza

Ngày 26/3, người phát ngôn Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Jens Laerke kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza, khẳng định rằng người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ chết vì đói.

Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Khi đau thương hóa thành sức mạnh

Ngày 24/3, nước Nga tổ chức quốc tang, tưởng nhớ hơn 130 người đã vĩnh viễn ra đi sau trong vụ tấn công khủng bố man rợ và đê hèn ở Moskva.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục