Quan chức đứng đầu chính quyền khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga ngày 4/2 cho biết sẽ sớm tiến hành xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho toàn bộ 7,5 triệu cư dân của đặc khu, trong nỗ lực tăng cường nhằm kiểm soát đợt bùng phát mới.



Người dân dạo chơi tết trên phố Lee Tung, Wan Chai, Hong Kong. Ảnh: Mạc Luyện/Pv TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc)

Phát biểu với báo giới, bà Lâm cho biết chính quyền Hong Kong sẽ nỗ lực tăng cường xét nghiệm, truy vết và tiêm phòng, đồng thời lên kế hoạch đưa các bệnh nhân COVID-19 điều trị nội trú nhưng không có triệu chứng đến một cơ sở cách ly dành riêng cho những người có tiếp xúc gần do số ca mắc gia tăng. Hong Kong đang sản xuất 10 triệu bộ xét nghiệm nhanh để phục vụ chiến dịch xét nghiệm đại trà. Tuy nhiên, bà Lâm không nói rõ thời điểm và cách triển khai chiến dịch này như thế nào.

Bà Lâm cho biết: "Đợt bùng phát mới là đợt dịch tồi tệ nhất từng xảy ra tại Hong Kong trong 2 năm qua. Chiến lược của chúng tôi vẫn như vậy: cắt đứt đường lây lan càng sớm càng tốt". Nhân dịp này. bà cũng thông báo gói cứu trợ bổ sung trị giá 20 tỷ đôla Hong Kong (2,6 tỷ USD) cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng của các biện pháp phòng dịch hiện hành.

Ngày 4/2, Hong Kong đã ghi nhận 131 ca nhiễm, giảm so với con số 142 ca của ngày trước đó. Mức cao kỷ lục trước đó là 164 ca được ghi nhận vào cuối tháng 1. Đến nay, Hong Kong có tổng cộng 213 ca tử vong vì COVID-19 và hơn 14.000 ca nhiễm.

Hong Kong hiện áp dụng chính sách phòng dịch chung của Trung Quốc là quét sạch ca nhiễm trong cộng đồng (zero COVID). Trường học, trung tâm thể thao, câu lạc bộ và các địa điểm công cộng khác đều phải đóng cửa. Công chức viên chức và người lao động chuyển sang chế độ làm việc từ xa, hàng nghìn người được đưa đi cách ly, hầu hết các chuyến bay đến Hong Kong đã phải hoãn, rất ít chuyến bay quá cảnh Hong Kong được chấp nhận.

* Trong khi đó, Tây Ban Nha thông báo sẽ hủy bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở ngoài trời từ ngày 8/2, chính thức chấm dứt biện pháp được tái áp đặt từ cuối tháng 12/2021 khi xuất hiện biến thể Omicron khiến số ca nhiễm tăng cao.

Phát biểu trên đài phát thanh Cadena Ser, Bộ trưởng Y tế Carolina Darias cho biết quyết định trên sẽ được nội các phê chuẩn trong cuộc họp ngày 8/2 tới. Bà giải thích quyết định trên được đưa ra trên cơ sở thời gian gần đây tình hình dịch bệnh đã được cải thiện rõ rệt.

Tây Ban Nha lần đầu tiên áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài từ tháng 5/2020, nhưng đã dỡ bỏ hồi tháng 6/2021 nhưng vẫn bắt buộc đeo trong không gian phòng kín.

Trong vài tuần gần đây, nhiều vùng ở Tây Ban Nha đã dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch. Vùng Catalonia (Đông Bắc) thậm chí không yêu cầu hộ chiếu COVID khi vào quán rượu, nhà hàng và phòng tập.

Tây Ban Nha hiện ghi nhận khoảng 10,2 triệu ca nhiễm, trong đó có 94.000 ca tử vong vì COVID-19.



                                                   TheoBaotintuc

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục