Chính phủ Hàn Quốc xem xét phương án ứng phó dịch Covid-19 giống như ứng phó cúm mùa. Theo giới chức y tế Hàn Quốc, số ca bệnh nặng và tử vong do biến thể Omicron gây ra thấp hơn nhiều so với biến thể Delta. Nếu xu hướng này tiếp tục duy trì, Hàn Quốc sẽ xem xét nới lỏng biện pháp phòng dịch và tái khởi động lộ trình khôi phục cuộc sống thường nhật. Điều tra dịch tễ sẽ thay đổi theo hướng bệnh nhân tự báo cáo lịch trình di chuyển và đối tượng tiếp xúc gần.


Một số bang của Đức sắp nới lỏng các biện pháp hạn chế. (Ảnh REUTERS)

Italia bắt đầu thực thi các quy định phòng, chống dịch mới trong trường học, tiến thêm một bước tới sự trở lại trạng thái bình thường. Các lớp học sẽ chỉ chuyển sang hình thức học trực tuyến nếu có 5 học sinh bị nhiễm bệnh và ngay cả trong trường hợp một lớp có 5 bệnh nhân Covid-19, những học sinh trên 12 tuổi đã tiêm liều vắc-xin tăng cường và không bị nhiễm bệnh vẫn có thể đến trường.

Một số bang của Đức lên kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch, khi tỷ lệ nhập viện tính trên 100.000 dân giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn hai tháng qua. Bang Bavaria xem xét dỡ bỏ lệnh giới nghiêm ban đêm, nới lỏng hạn chế với các sự kiện thể thao và văn hóa. Bang Brandenburg có thể cho phép người chưa tiêm vắc-xin vào các cửa hàng với điều kiện phải đeo khẩu trang.

Hai bang Delaware và New Jersey của Mỹ dự kiến bỏ quy định đeo khẩu trang tại trường học vào tháng 3 tới, trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 có xu hướng giảm. Các yêu cầu về việc đeo khẩu trang tại trường học đã được dỡ bỏ ở hai bang Pennsylvania và Maryland. Bang Massachusetts cũng cho phép những nơi có 80% học sinh và nhân viên đã được tiêm chủng không phải đeo khẩu trang.

Israel bãi bỏ quy định xuất trình thẻ chứng nhận tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 đầy đủ tại hầu hết các địa điểm công cộng như nhà hàng, rạp hát, phòng tập thể thao, khách sạn..., nhưng vẫn duy trì quy định này đối với vũ trường và các sự kiện tập trung đông người. Một số quy định như giới hạn số người tham gia sự kiện đông người hoặc quy định giãn cách tối thiểu được dỡ bỏ kể từ ngày 7/2.

Indonesia cũng đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng và tăng cường sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa nhằm đẩy lùi làn sóng dịch thứ 3 do biến thể Omicron gây ra. Chính phủ Indonesia tái kích hoạt các cơ sở điều trị bệnh nhân không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nhằm san sẻ gánh nặng cho các bệnh viện, đồng thời cung cấp các cơ sở lưu trú đặc biệt cho đội ngũ nhân viên y tế.

Trong bối cảnh đại dịch tiếp tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hầu hết các hệ thống y tế trên toàn cầu, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi hành động khẩn cấp nhằm giải quyết những thách thức và phục hồi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 92% trong số 129 quốc gia và vùng lãnh thổ được WHO khảo sát ghi nhận tình trạng gián đoạn trong tất cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản như sức khỏe sinh sản, tiêm chủng, điều trị ung thư... 

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục